Facebook Twitter youtube Tiktok

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị

Khi thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là xu hướng tất yếu của các giao dịch trong nền kinh tế số thì pháp luật về TMĐT hoặc giao dịch điện tử đã được 158 quốc gia thông qua, trong đó có 79 quốc gia đang phát triển và 29 quốc gia kém phát triển nhất (UNCTAD, 2024).
quan ly thue thuong mai dien tu tai viet nam danh gia chinh sach va kien nghi

Điều đáng nói là trong khi một số quốc gia đã ban hành luật TMĐT toàn diện thì những quốc gia khác lại dựa vào các nguyên tắc pháp lý hiện có (như hợp đồng, chữ ký điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, quyền riêng tư dữ liệu và quyền sở hữu trí tuệ) để điều chỉnh cho phù hợp với lĩnh vực kỹ thuật số. Do đó, khung pháp lý về TMĐT vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và đưa vào thực tiễn, còn nhiều khoảng trống cho các nhà làm luật có thể xây dựng luật bổ sung về vấn đề này, mà Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Khuôn khổ chính sách và pháp lý đối với TMĐT tại các nước

Tốc độ phát triển nhanh đến mức chóng mặt của TMĐT trên toàn thế giới đã khiến cơ chế chính sách ở nhiều nước chưa hoàn thiện kịp thời, dẫn đến nhiều hàng hóa, dịch vụ bị thiệt hại; trong khi nghĩa vụ thuế trong lĩnh vực này chưa được thực hiện đầy đủ, tạo ra sự bất bình đẳng trong hệ thống thuế của các nước.

Tại châu Âu, cơ quan thuế đang đối mặt với nguy cơ chuyển lợi nhuận của DN TMĐT sang các quốc gia có thuế suất thấp hơn, còn gọi là thiên đường thuế, đặc biệt đối với hàng hóa vô hình hoặc hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật số. Ngoài ra, mã hóa đầu cuối trong giao dịch điện tử và cho phép thanh toán bằng tiền điện tử cũng gây khó khăn cho việc quản lý TMĐT. Do đó, châu Âu yêu cầu các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ TMĐT ngoài EU phải đăng ký thuế khi bán hàng vào EU và thu thuế GTGT từ người tiêu dùng hàng hóa tại EU. Mặt khác, việc thu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT, đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ vô hình ở Mỹ và Canada chủ yếu thông qua việc kê khai tự nguyện của người mua hoặc người bán. Cụ thể, chỉ các DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới khai thuế trong TMĐT vì thuế đầu vào của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ vào thuế đầu ra khi bán hàng hóa, dịch vụ và DN sẽ có bộ phận ấn định và nộp thuế tiêu thụ trên lãnh thổ. Tuy nhiên, do người tiêu dùng cá nhân thường không chấp hành yêu cầu kê khai, nộp thuế tự nguyện khi mua hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT, nên Chính phủ Canada yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài bán hàng qua TMĐT tại Canada phải đăng ký thuế nếu giá trị giao dịch hàng hóa vượt quá một ngưỡng nhất định. Tương tự, cơ quan thuế Mỹ cũng yêu cầu DN, cá nhân phải ký cam kết khai thuế trung thực trước khi đăng ký kinh doanh TMĐT như một biện pháp phòng ngừa thất thu thuế.

Cũng liên quan đến quản lý thuế TMĐT, trong khi một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, như Singapore và Úc, đã triển khai các nguyên tắc đánh thuế dựa trên điểm đến đối với các dịch vụ kỹ thuật số, phù hợp với dự án BEPS của OECD, thì ở nhiều nước châu Á, các cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại đã ban hành yêu cầu tất cả các nhà bán lẻ trực tuyến phải cung cấp tên thật và số chứng minh nhân dân, căn cước… trên các nền tảng mua sắm trực tuyến để họ có thể dễ dàng theo dõi và quản lý. Đặc biệt, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý TMĐT nhằm theo dõi việc thu, nộp thuế.

Quản lý thuế TMĐT ở Việt Nam

Bất chấp những tác động của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn nổi lên là một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2023, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt 25% với quy mô ước đạt 20,5 tỷ USD. Hơn nữa, số lượng người tiêu dùng Việt Nam tham gia TMĐT tăng đều qua các năm. Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Công thương cho thấy đến năm 2023, Việt Nam có 61 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, chiếm 78,6% số người sử dụng Internet. Thị trường TMĐT tại Việt Nam cũng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong tương lai (Bộ Công thương, 2023).

Đối với TMĐT xuyên biên giới, nếu như trước đây DN Việt Nam chỉ tham gia thương mại xuyên biên giới bằng phương thức truyền thống thì nay đã bắt đầu tham gia thông qua TMĐT xuyên biên giới. Thống kê từ Amazon cho thấy, số DN Việt đạt doanh thu 1 triệu USD/năm trên nền tảng TMĐT quốc tế đã tăng vọt gấp 10 lần trong 5 năm qua. Sự tiến triển tích cực này đã thúc đẩy nhiều DN Việt Nam mở rộng quy mô hiện diện thương hiệu của họ trên toàn cầu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới.

Trước đây, giống như loại hình kinh doanh truyền thống, Việt Nam chủ yếu đánh thuế GTGT đối với các giao dịch TMĐT. Hoạt động TMĐT trong nước phải chịu thuế GTGT với mức thuế suất thông thường là 10%. Đối với TMĐT xuyên biên giới, Việt Nam đã thực hiện đơn giản hóa chế độ đăng ký và tuân thủ thuế đối với các DN TMĐT nước ngoài có doanh thu hàng năm vượt ngưỡng nhất định. Các DN này phải đăng ký thuế GTGT, thu và nộp thuế GTGT đối với vật tư chịu thuế cho người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, Thanh Hoa (2024) cho rằng, với ngưỡng đăng ký GTGT tương đối cao, chính sách có thể loại các DN TMĐT nhỏ hơn ra khỏi mạng lưới thuế, gây thất thu NSNN. Nhằm tối đa hóa nguồn thu từ thuế và tạo môi trường kinh doanh công bằng và cạnh tranh cho cả các DN TMĐT trong và ngoài nước, trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế, Việt Nam đã xây dựng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Trong đó, đã bổ sung nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với các nhà cung cấp trong và ngoài nước kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; bổ sung quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý thuế đối với TMĐT.

Để cụ thể hóa trong công tác quản lý thuế, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành thêm các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, trong đó các nội dung về quản lý thuế đối với TMĐT đã được hướng dẫn rõ ràng tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, Thông tư số 105/2020/TT-BTC, Thông tư số 40/2021/TT-BTC, Thông tư số 80/2021/TT-BTC và Thông tư số 100/2021/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2020; 2021). Các văn bản này đã góp phần thắt chặt khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động TMĐT và giúp quá trình quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này hiệu quả hơn. Với nhiều nỗ lực, Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở châu Á xây dựng luật cụ thể và các văn bản hướng dẫn chi tiết về thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Thậm chí khi so sánh với các nước ở Đông Nam Á và châu Phi, chính sách thuế TMĐT của Việt Nam được đánh giá là tiến bộ hơn và ngang bằng với khuôn khổ quốc tế.

Kiến nghị hoàn thiện thể chế chính sách với TMĐT

Mặc dù thể chế quản lý thuế TMĐT của Việt Nam đã được ghi nhận với nhiều điểm tích cực nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được giải quyết, như chuẩn hóa quy trình khai thuế TMĐT và thu thuế đối với hoạt động TMĐT. Do đó, việc tiếp tục quan sát và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT là rất cần thiết.

Hiện nay, cơ quan thuế Việt Nam đang quản lý hai nhóm chính tham gia hoạt động TMĐT là TMĐT trong nước liên quan đến mua bán hàng hóa, dịch vụ và TMĐT xuyên biên giới. Đối với TMĐT trong nước, do có quá nhiều DN TMĐT mới nổi với giao dịch rất nhiều và thường ở quy mô nhỏ nên với những trường hợp người nộp thuế không đăng ký kinh doanh hoặc không nộp thuế, cơ quan thuế không thể xác định được địa điểm kinh doanh hay giờ hoạt động vì hoạt động mua bán diễn ra 24/7 và mọi ngày trong tuần. Đối với TMĐT xuyên biên giới cũng khó xác định nguồn thu nhập và đối tượng nộp thuế khi các chủ thể không đăng ký kinh doanh và không có cơ sở kinh doanh cố định. Trong môi trường kỹ thuật số, các hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện thông qua các trang web có mặt tại một thị trường cụ thể mà không cần sự hiện diện thực tế của người nộp thuế ở đó. Vì vậy, khó khăn lớn nhất là việc quản lý nguồn thu và xác định căn cứ tính thuế khi người nộp thuế, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.

Việc kiểm soát các giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng chịu thuế đối với hoạt động TMĐT cũng không hề đơn giản. Bởi, các DN TMĐT không cần có cửa hàng truyền thống, các giao dịch hoàn toàn được thực hiện trên môi trường điện tử, máy chủ có thể được đặt ở nước ngoài và một thực thể có thể có nhiều quầy hàng trên một nền hoặc nhiều nền tảng TMĐT cũng như trên nhiều trang truyền thông xã hội. Về đăng ký kinh doanh thì tùy theo quy mô và tính chất giao dịch, DN có thể sử dụng văn bản điện tử hoặc đơn giản là đồng ý qua tin nhắn điện tử. Đặc điểm này cũng là thách thức đối với công tác quản lý thuế vì để thu thuế cần xác định rõ danh tính người nộp thuế. Nếu DN cố tình xóa lịch sử giao dịch thì hiện chưa có giải pháp công nghệ nào để khôi phục dữ liệu giao dịch đã xóa và điều này còn liên quan đến quyền riêng tư cá nhân. Với hàng trăm triệu tin nhắn điện tử được gửi đi và hàng nghìn loại thông tin được truyền đi trong thời gian ngắn, những lý do nêu trên khiến việc xác định thông tin liên quan đến giao dịch TMĐT trở nên rất khó khăn. Thậm chí, với các hình thức thanh toán cũng vô cùng đa dạng, kể cả khi xác định có dòng tiền từ đơn vị này sang đơn vị khác cũng không thể khẳng định đó là khoản thanh toán cho một giao dịch TMĐT. Chưa kể, nếu DN TMĐT có thể sử dụng phương thức thanh toán thu tiền khi giao hàng (COD) thì càng khó kiểm soát dòng tiền để xác định giao dịch TMĐT.

Từ những phân tích và đánh giá thực tế, nhằm cải thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau.

Thứ nhất, hoàn thiện và lấp đầy khuôn khổ pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế một cách cụ thể và toàn diện đối với các mô hình kinh doanh TMĐT. Hiện nay theo Luật Quản lý thuế 2019, thì nguyên tắc khai thuế, tính thuế và xác định đối tượng phải nộp thuế vẫn còn nhiều lỗ hổng. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch trong kê khai và nộp thuế, tạo cơ hội cho nhiều DN và cá nhân kinh doanh TMĐT trốn tránh nghĩa vụ thuế. Không ít cá nhân kinh doanh TMĐT đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Nguyên nhân chính là do cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng nộp thuế, theo dõi giao dịch và truy thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh diễn ra trên không gian mạng. Mặc dù một số DN TMĐT lớn đã tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, tuy nhiên, phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ lại chưa có ý thức đầy đủ về nghĩa vụ này. Điều này dẫn đến tình trạng thất thu NSNN đáng kể, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu và khả năng đầu tư phát triển của quốc gia. Do đó, cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, nhất là các quy định về cách tính thuế kinh doanh TMĐT đối với các nhóm đối tượng cụ thể gồm DN, cá nhân và hộ gia đình để đảm bảo công bằng, minh bạch. Theo hướng này, quy định các sàn TMĐT có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay các cá nhân kinh doanh trên sàn là một hướng tiếp cận khả thi và hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục cải cách hành chính theo đơn giản hóa và hiện đại hoá công tác quản lý. Từ những quan sát thực tiễn hiện nay, nhờ chương trình Chính phủ điện tử mà cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính đã cơ bản được hoàn thiện. Bên cạnh đó, với nhiều ứng dụng quản lý thuế, kê khai, nộp thuế trực tuyến, cổng thông tin trực tuyến được xây dựng và áp dụng, ngành Thuế đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tuân thủ pháp luật thuế. Trong thời gian tới, việc chuyển đổi số công tác quản lý thuế cần được trở thành quy định chung và bắt buộc, thay vì là phương án khuyến khích như hiện tại. Như vậy, cơ quan quản lý có thể dễ dàng cập nhật kịp thời và theo dõi hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế của DN thay vì phải vất vả trong việc tìm kiếm dữ liệu trên giấy tờ.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác phối hợp với các quốc gia trong khu vực và quốc tế nhằm đề ra các quy tắc chung về quản lý thuế, xác định quyền đánh thuế đối với các giao dịch, thu nhập phát sinh từ các mô hình kinh doanh kỹ thuật số. Về cơ bản, đa phần các quốc gia trên thế giới đều đã tự xây dựng được pháp luật liên quan tới TMĐT. Do đó, cần xây dựng được một bản công ước để làm căn cứ cụ thể cho hoạt động quản lý thuế suất với hoạt động TMĐT. Đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khi hoạt động TMĐT ngày càng mở rộng xuyên biên giới thì nếu không có hành lang chung thì rất khó để kiểm soát được hoạt động kinh doanh này, đồng thời còn gây trở ngại cho cơ quan quản lý khi phải thực hiện truy thu thuế.

Tài liệu tham khảo
- Bộ Công thương. Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2023. Hà Nội.
- Bộ Tài chính. Thông tư số 105/2020/TT-BTC; Thông tư số 40/2021/TT-BTC; Thông tư số 80/2021/TT-BTC; Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 40/2021/TT-BTC.
- Chính phủ. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Decision on South Dakota v. Wayfair, Inc. 586 U.S..Supreme Court.
- Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
National Conference of State Legislatures. Louisville. Ky.
- Laudon, K. C., & Laudon, J. P. Management Information Systems: Managing the Digital Firm 15th Edition. Pearson Education.
- Liên minh Châu Âu. Directive 2000/31/EC of the European Parliament and of the Council of 8 June 2000 on electronic commerce. European Union.
- Liên minh Châu Âu. Council Directive (EU) 2021/514 of 22 March 2021 amending Directive 2006/112/EC on the common system of value added tax in relation to certain obligations for Union supplies of goods and services and repealing Directive 2008/8/EC.
- OECD. Pillar One - Amount B: Inclusive Framework on BEPS. OECD/G20 Base Erosion and Profit Shifting Project. OECD Publishing.
- Quốc hội (2019). Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
- Smith (2009). Worldwide Growth of E-Commerce. E-Business (March), 29-34. DOI: 10.1201/9781439809426-c4.
- Statista (2024). eCommerce - Worldwide | Statista Market Forecast.
Thanh Hoa. Đề xuất thu thuế VAT với các đơn hàng giá trị nhỏ chuyển qua Shopee, Lazada, TikTok. Tạp chí điện tử Kinh Doanh. https://vnbusiness.vn/thue-ngan-sach/de-xuat-thu-thue-vat-voi-cac-don-hang-gia-tri-nho.html.
...

Phạm Hà Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín, việc mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn mà còn góp phần đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.
Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đạt những kết quả tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
Giải pháp  nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Tuân thủ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), bởi việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và tuân thủ công tác báo cáo thuế mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý, như giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN và khắc phục tình trạng làm giả mạo, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao ý thức NNT. Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2023 của Tổng cục Thuế bằng phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát, để tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp trong thời gian tới.
Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế  hộ kinh doanh ở Việt Nam

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam

Đối chiếu với kinh nghiệm của thế giới có thể thấy, thời gian qua, ngành Thuế Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh (H-CNKD). Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống thuế và theo đúng lộ trình chuyển đổi số nền kinh tế, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế và phương thức quản lý.
Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong những thập niên vừa qua, các nước, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều rất coi trọng việc xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính khí hậu thông qua các chính sách tài chính công (CSTCC) nhằm tận dụng những cơ hội có lợi và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong thích ứng BĐKH.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Với khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh (HKD) đang hoạt động trong nền kinh tế, công tác quản lý thuế nhóm đối tượng này luôn chiếm nhiều thời gian, nguồn lực của cơ quan thuế, song kết quả thu được lại chưa tương xứng. Nhằm tìm ra “kế sách” để cải thiện tình hình, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD. Góp phần vào nỗ lực này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá thực tế áp dụng tại Việt Nam, chuyên đề “Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam” của Tạp chí Thuế sẽ gợi mở, đề xuất một số giải pháp với cơ quan quản lý.
Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đề xuất nên điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế GTGT mới đối với hộ và cá nhân kinh doanh là 200 triệu đồng (thay mức hiện hành 100 triệu đồng), một số chuyên gia khác thì kiến nghị áp mức doanh thu mới lên 300 triệu đồng/năm... Để có cơ sở khoa học và tính thuyết phục cho vấn đề này, nhóm chuyên gia Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong thời gian tới.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

(TCT online) -Khi hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh dựa trên nền tảng số được xác định là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số thì cần thiết phải xây dựng, thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trên môi trường kinh doanh. Theo hướng này, nhiều quy định tại các điều, khoản của Luật Quản lý thuế đã được cập nhật để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý...
Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Ngày 10/9/2024, Tòa án Công lý châu Âu (“ECJ”) đã đưa ra phán quyết về một vụ án thuế lớn liên quan đến hoạt động chuyển giá của Apple. Theo đó, ECJ đã ra lệnh cho Ireland thu hồi gần 14 tỷ Euro tiền thuế từ Apple do nộp thiếu trước đây. Đây cũng là một trong những phán quyết lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến hành vi chuyển giá. Bài viết này phân tích cơ cấu định giá chuyển nhượng do Apple thiết lập liên quan đến Ireland và những cơ sở mà ECJ đã quyết định Apple phải nộp bổ sung các khoản thuế, từ đó gợi ý bài học kinh nghiệm hoạch định và giám sát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội

Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội

Nâng cao chất lượng dịch vụ thuế, hướng tới sự hài lòng của người nộp thuế (NNT) là một trong những nội dung quan trọng đang được ngành Thuế triển khai. Đây cũng là đề tài đã có nhiều nghiên cứu, song chưa có nghiên nào xuất phát từ quan điểm của DN theo các nội dung đưa ra của Tổng cục Thuế. Để nhận biết được ý kiến của DN đối với dịch vụ này, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về sự hài lòng của DN đối với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế cho DN trong thời gian tới.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Theo VASEP, thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đang ghi nhận sự đột phá trong xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam.
Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Tính đến hết tháng 4/2025, tổng kinh phí chi thường xuyên của ngành đã giải ngân đạt hơn 2.832 tỷ đồng, tương đương 26,3% so với dự toán năm…
Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng, chỉ đạt khoảng 20% kế hoạch đề ra.
6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao

Với đà tăng giá như hiện tại, công chức bình thường phải mất gần 26 năm mới mua được chung cư, TS. Cấn Văn Lực cho biết Việt Nam ngày càng tụt hạng về mức độ tiếp cận nhà ở.
Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ

Vinachem phát động chương trình xanh hoá ngành Hoá chất, chuyển đổi số; ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh đã được cơ quan thuế hỗ trợ và thông báo chuyển đổi và áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền nhưng không thực hiện thì được xác định là hành vi vi phạm.
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm

Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý I/2025, với cán cân thương mại ở mức khá cân bằng.
Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Số lượng chi cục hải quan ở các địa phương được giữ nguyên 20 Chi cục và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, thành Hải quan khu vực.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động