Facebook Twitter youtube Tiktok

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
quan ly thue hoat dong thuong mai dien tu han che phap ly va de xuat hoan thien

Hành lang pháp lý quản lý thuế TMĐT còn nhiều hạn chế

Hiện hành, các quy định pháp luật về thuế trong lĩnh vực TMĐT được điều chỉnh bởi Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Cụ thể, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bổ sung quy định về kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Trên cơ sở các quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số nội dung cụ thể có liên quan đến quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT của tổ chức, cá nhân.

Theo đó, trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân (trong mọi lĩnh vực bao gồm cả TMĐT) thì cá nhân không trực tiếp khai thuế mà tổ chức hợp tác có trách nhiệm kê khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Bên cạnh đó, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP cũng quy định chủ sở hữu sàn TMĐT có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua-bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT cho cơ quan thuế. Điều này có nghĩa là sàn TMĐT chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin xuất hóa đơn trên sàn TMĐT cho cơ quan chức năng mà không có nghĩa vụ nộp thuế thay người bán. Ngoài ra, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP cũng quy định, nếu vi phạm về thời hạn đăng ký thuế (quá thời hạn quy định) thì tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn. Trường hợp trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Những quy định này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, đồng thời bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong việc đóng góp nghĩa vụ thuế vào NSNN.

Mặc dù vậy, qua nghiên cứu cho thấy, các quy định về quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT vẫn có những hạn chế. Do nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không tiến hành đăng ký kinh doanh, nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng, nhất là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội (như thông qua Google, Facebook, Zalo...). Trong đó, các hành vi mà DN vi phạm thường là không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đầy đủ doanh thu thuế GTGT; không kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có phát sinh ở Việt Nam. Chưa kể, trong khi hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân đang bùng phát nhanh chóng, thì cơ quan quản lý lại thiếu chế tài để tiến hành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch.

Cùng với đó, do hoạt động TMĐT chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh, dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất, loại hình để đánh thuế, trong khi trên thực tế đã xuất hiện nhiều cá nhân thực hiện các giao dịch mua-bán tiền “ảo”, chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê ứng dụng để đặt quảng cáo trực tuyến có doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế đầy đủ.

Ngoài ra, mặc dù Thông tư số 100/2021/TT-BTC yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân dựa trên ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Song, thực tế có không ít trường hợp không tự nguyện ủy quyền, kê khai, nộp thuế thay mà chỉ cung cấp thông tin cho cơ quan thuế khi có yêu cầu, từ đó tạo ra kẽ hở để một số cá nhân kinh doanh trên các sàn TMĐT lợi dụng trốn thuế. Thêm vào đó, Thông tư số 100/2021/TT-BTC cũng chưa quy định rõ về nội dung thông tin phải cung cấp, hình thức và tần suất cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các sàn giao dịch TMĐT. Luật Giao dịch điện tử năm 2023 và các văn bản dưới luật quy định về quản lý website cũng chưa có chế tài bắt buộc các công ty có trang web bán hàng, các trang mạng xã hội phải đăng ký trên sàn giao dịch điện tử và các trang mạng xã hội nếu không đăng ký với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương). Điều này cho thấy, việc thiếu quy định pháp lý ràng buộc trách nhiệm của DN cung cấp dịch vụ trên không gian mạng đã không chỉ gây thất thu thuế cho NSNN mà còn tạo sự bất bình đẳng trong quản lý thuế giữa loại hình kinh doanh truyền thống và TMĐT.

Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý thuế hoạt động TMĐT

Trước thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý và thu thuế TMĐT trong bối cảnh nền kinh tế số, tác giả đề xuất triển khai một số biện pháp sau:

Một là, củng cố căn cứ pháp lý. Theo đó cần sửa đổi và hoàn thiện các luật liên quan như Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNCN, Luật Quản lý thuế… theo hướng có sự điều chỉnh rõ ràng và chi tiết để áp dụng nguyên tắc thu thuế GTGT tại nguồn trong các hoạt động TMĐT. Việc này sẽ giúp tạo ra một khung pháp lý mạnh mẽ, cung cấp hướng dẫn rõ ràng cho các DN và người dùng về các nghĩa vụ thuế khi tham gia vào TMĐT.

Hai là, xây dựng cơ chế thu thập và xử lý thông tin hữu hiệu. Để làm được điều này cơ quan thuế cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng về xu hướng phát triển trong hiện tại và tương lai của TMĐT để lựa chọn kênh thu thập thông tin có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần có sự phối kết hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Cục An ninh mạng và Bộ Công an... để có thể thu thập được các thông tin mang tính chất đa chiều. Việc này giúp đảm bảo rằng thông tin về thu nhập và tiêu dùng từ các nền tảng TMĐT được rà soát và quản lý một cách hiệu quả, từ đó tạo cơ sở chắc chắn cho thu ngân sách và ngăn chặn các hành vi trốn thuế.

Ba là, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy cơ quan quản lý thuế (nhất là đối với TMĐT), đảm bảo phân bổ nguồn lực tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan thuế trong lĩnh vực TMĐT. Có thể nghiên cứu thành lập một đơn vị chuyên trách để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về các hình thức kinh doanh TMĐT, các kỹ năng đặc biệt cho cán bộ các kỹ năng thanh tra, kiểm tra máy tính, phương pháp thu thập, truy lần dấu vết giao dịch, phân tích và khôi phục dữ liệu kinh doanh của DN nhằm nhận diện người nộp thuế không tuân thủ, phục vụ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.

Tài liệu tham khảo

- “Kinh tế số, thương mại điện tử đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống”, đăng trên https://baodautu.vn/kinh-te-so-thuong-mai-dien-tu-da-len-loi-vao-moi-ngoc-ngach-cua-cuoc-song-d222378.html truy cập ngày 15/10/2024
- “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số tại Việt Nam”, đăng trên https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-kinh-te-so-tai-viet-nam.html, truy cập 30/10/2024
- “Quản lý thuế đối với thương mại điện tử - Nhìn từ kinh nghiệm của thế giới”, đăng trên https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM140490 truy cập ngày 1/11/2024
- Lê Thị Thùy Linh (2018), Quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam, Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính (tháng 4/2018);
- Trần Anh Thư, Lương Thị Minh Phương (2018), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Tạp chí Tài chính (tháng 4/2018);

Lương Thị Linh Chi - Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội
Nguyễn Hồng Hạnh - Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội

...

Tin liên quan

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Việc trao quyền cho Bộ Tài chính phê duyệt hồ sơ cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (APA) theo Nghị định số 122/2025/NĐ-CP (Nghị định 122) không chỉ thay đổi về mặt quy trình, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong đàm phán thuế quốc tế, tiến tới phê duyệt và ký kết hồ sơ APA.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Việt Nam chia sẻ mô hình tài chính bền vững trong phòng, chống tác hại thuốc lá

Từ ngày 23–25/6/2025, Hội nghị Thế giới về kiểm soát thuốc lá được tổ chức tại Dublin (Ireland) với sự tham dự của đại diện chính phủ, các tổ chức quốc tế, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, đại diện Việt Nam đã chia sẻ những bước tiến nổi bật trong thiết lập và vận hành cơ chế tài chính bền vững phục vụ công tác phòng, chống tác hại thuốc lá.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Quản lý thuế hộ kinh doanh: Có thể phân loại theo quy mô, địa điểm kinh doanh

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Quản lý thuế (thay thế) với nhiều đề xuất đổi mới trong phương pháp quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Đáng chú ý, đề xuất phân loại lại nhóm hộ, cá nhân kinh doanh theo quy mô để xác định phương thức quản lý phù hợp với các luật thuế, cũng như định hướng phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Việt Nam gia nhập nhóm 110 nước áp thuế với sản phẩm có hại sức khỏe

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO), TS Angela Pratt đã nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc truyền thông chính sách thuế vì sức khỏe cộng đồng.
Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Trung tâm tài chính quốc tế tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tăng trưởng hai con số

Việc Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới. Dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại Việt Nam kiến tạo những bước thuận lợi đầu tiên, được đánh giá là công cụ chiến lược góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng hai con số từ năm 2026-2045.
Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bài 2: Từ 1/7/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền xóa nợ tiền thuế từ 15 tỷ đồng trở lên

Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thẩm quyền quyết định xóa nợ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 85 của Luật Quản lý Thuế có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt từ 15 tỷ đồng trở lên. Luật sư Phan Hoài Nam, Tổng Giám đốc Hãng Tư vấn W&A, cho biết, đây là một thay đổi có ý nghĩa đáng kể trong cơ chế phân quyền, thể hiện bước chuyển mạnh mẽ từ quản lý tập trung sang mô hình hành chính phân quyền có kiểm soát trong lĩnh vực thuế.
Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế thuốc lá không phải là sự lựa chọn mà là đòi hỏi cấp thiết

Tăng thuế không chỉ là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh tật, mà còn giúp tăng nguồn thu cho ngân sách, qua đó tái đầu tư vào các ưu tiên phát triển của đất nước. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, tăng thuế thuốc lá không phải là lựa chọn - mà là một đòi hỏi cấp thiết.
Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

Cần sớm áp thuế đối với đồ uống có đường

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Tài chính về vai trò của chính sách thuế trong việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Qua đó, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bài 1: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định quy định về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế. Dự thảo nghị định đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách trong lĩnh vực thuế, quản lý thuế.
Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Hộ kinh doanh “chạy nước rút” trước thời điểm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực

Đến thời điểm này, các hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm đang gấp rút tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp cho việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Để hỗ trợ các hộ kinh doanh dễ dàng vận hành và tuân thủ đầy đủ yêu cầu pháp lý của quy định mới, VNPT cung cấp bộ giải pháp quản lý bán hàng “3 trong 1”, hỗ trợ toàn diện từ khâu bán hàng – phát hành hóa đơn – kế toán tài chính.
Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Ông Lê Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA đã có những chia sẻ xung quanh giải pháp giúp hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế một cách dễ dàng, thuận tiện.
Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Gặp khó trong giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, nguồn gốc hàng hoá

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, việc giám sát, truy xuất các giao dịch trực tuyến, truy xuất nguồn gốc hàng hoá kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử gặp rất nhiều khó khăn do hoạt động này liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Ra mắt Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp vừa chính thức được ban hành.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2026

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2026 nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Xác định mức thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Xác định mức thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới

Bất động sản Hải Phòng đang là tâm điểm đầu tư mới

Sự dịch chuyển lớn về dòng vốn và tâm lý đầu tư đang tạo nên những “cú hích” mạnh mẽ cho thị trường bất động sản Hải Phòng.
Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Người tiêu dùng cá nhân loay hoay khi giao dịch qua sàn xuyên biên giới

Người mua cá nhân, không có nghiệp vụ, có thể đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã HS bằng cách cung cấp thông tin hàng hóa, hồ sơ.
(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những bứt phá ấn tượng, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm

Theo thống kê mới nhất của Cục Hải quan, hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 219,86 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
Phiên bản di động