Chìa khóa nào giúp mở lại “hồ sơ” Triều Tiên?
Thế khó của ông Trump
Thất bại trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân thông qua các Hội nghị Thượng đỉnh đã khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump đau đầu tìm kiếm giải pháp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: AP.
Thỏa thuận khung mà hai bên ký kết vào năm 1994, theo đó Triều Tiên nhất trí đóng băng và cuối cùng dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân đổi lại việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cùng các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân đã không đạt được kết quả. Thách thức càng trở nên nan giải hơn khi biện pháp truyền thống là tăng cường viện trợ và nới lỏng các biện pháp trừng phạt cũng không mấy phát huy tác dụng. Trong bối cảnh đó, chính quyền Tổng thống Trump từng nghĩ đến giải pháp quân sự, nhưng giải pháp này lại tiềm ẩn nguy cơ gây bùng phát một cuộc chiến tranh mới trên Bán đảo Triều Tiên.
Thượng nghị sỹ Mỹ Lindsey Graham cho rằng, bất cứ cuộc xung đột nào cũng có thể xảy ra, nhưng ông có lẽ chưa mường tượng được hậu quả khi Mỹ bị sa lầy vào cuộc chiến như vậy. Giả sử Triều Tiên có năng lực tấn công các mục tiêu bằng đầu đạn hạt nhân, Nhật Bản, Hàn Quốc và các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam và Okinawa sẽ là những nơi đầu tiên nằm trong tầm ngắm. Ước tính, thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng và thương vong có thể đạt đến con số hàng triệu.
Theo ông Bennett Ramberg, nhân viên thuộc Cơ quan phụ trách vấn đề chính trị và quân sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, dưới thời Tổng thống George H W Bush, điểm mấu chốt của vấn đề chính là đảm bảo an ninh cho Triều Tiên. Chương trình hạt nhân đóng vai trò “sống còn” đối với Triều Tiên bởi nó không chỉ giúp Bình Nhưỡng tăng cường sức mạnh quân sự mà còn đối phó với những mối đe dọa từ bên ngoài. Đó là lý do tại sao điều kiện đưa ra để Triều Tiên giải trừ kho vũ khí hạt nhân không hề đơn giản.
Còn nhớ tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 tại Singapore tháng 6/2018, hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung, nêu rõ: Tổng thống Trump cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, còn Chủ tịch Kim Jong Un khẳng định một cách chắc chắn sẽ hoàn toàn phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Ngay cả trong cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Triều tháng 4/2019, Tổng thống Putin cũng nhắc lại vấn đề này. Thế nhưng đến nay, chưa bên nào xác định được việc đảm bảo an ninh sẽ bao gồm những gì, với thời gian bao lâu. Tất cả vẫn xoay quanh câu hỏi: Liệu có bất kỳ sự đảm bảo an ninh nào để Triều Tiên xúc tiến việc giải trừ vũ khí hạt nhân hay không?
Đảm bảo an ninh – bài toán khó
Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và giai đoạn sau đó, cam kết “đảm bảo an ninh” đã vượt ra ngoài các tuyên bố trên giấy tờ. Đối với Mỹ, việc đảm bảo an ninh bao gồm xây dựng căn cứ, triển khai lực lượng, khí tài quân sự trên lãnh thổ hay các vùng biển của đồng minh. Kết quả là Mỹ đã tạo dựng được một mạng lưới đồng minh và đối tác rộng lớn tham gia hệ thống phòng thủ chung. Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản đã được hưởng nhiều lợi ích từ cam kết của Mỹ. Thế nhưng Triều Tiên lại không bao giờ có được sự đảm bảo như vậy. Bởi tình hình chính trị và quân sự phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên, sự đảm bảo về an ninh của Mỹ với Bình Nhưỡng sẽ khác biệt hoàn toàn với những nước đồng minh.
Khi lý giải điều gì sẽ giúp đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, giới quan sát cho rằng, đảm bảo thứ nhất là các bên cùng ký kết Hiệp ước Hoà bình chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài từ năm 1953 đến nay. Thứ hai là Mỹ cần phải rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Bán đảo Triều Tiên. Cuối cùng là bình thường hoá quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ.
Theo nhà phân tích Bennett Ramberg, nếu Mỹ thực hiện đúng cam kết đảm bảo an ninh cho Triều Tiên thì điều này sẽ tạo cơ sở vững chắc để Triều Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân, chấm dứt mọi sự răn đe, hướng đến xây dựng lòng tin vững chắc giữa các bên, tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai nước.
Không thể bỏ qua yếu tố Trung Quốc
Vấn đề hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên không thể thiếu sự can dự của Trung Quốc. Vào tháng 9/2018, tại Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí loại bỏ các trạm kiểm soát, rút binh sỹ, gỡ mìn và vũ khí ra khỏi khu vực phi quân sự cùng với một vùng cấm bay, chấm dứt tập trận gần các địa điểm đó. Dẫu vậy, những bước đi khởi đầu đầy thiện chí này sẽ dễ sụp đổ nếu hai bên không giải quyết được vấn đề mang tính chiến lược là đảm bảo an ninh cho đối tác.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc – đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, vốn ủng hộ việc phi hạt nhân hóa, sẽ đóng vai trò quan trọng. Trước hết, với tư cách là láng giềng trực tiếp của Triều Tiên, Trung Quốc luôn có mục tiêu thiết lập một cơ chế hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên. Thứ hai với vai trò là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, Trung Quốc luôn khẳng định cần tôn trọng các mối quan tâm chính đáng về an ninh của Bình Nhưỡng và khuyến khích các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. Đây cũng chính là lí do vì sao nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un luôn đến thăm Trung Quốc trước khi cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra.
Thứ ba, quá trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên cần sự hợp tác của Bắc Kinh kết hợp với nhóm thanh tra quốc tế để xác định và phá hủy các bãi thử cũng như kho lưu trữ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Sự hiện diện của Trung Quốc sẽ giúp Triều Tiên cảm thấy an tâm hơn và bớt lo ngại về nguy cơ bị Mỹ tấn công trong suốt thời gian này.
Các bên cần phải làm gì?
Cùng với việc loại bỏ vĩnh viễn vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên Bán đảo Triều Tiên, việc đảm bảo an ninh sẽ yêu cầu các bên thông báo trước về các cuộc tập trận cũng như giới hạn quy mô tập trận để không gây leo thang căng thẳng. Song song với đó là thực hiện những biện pháp minh bạch, xây dựng sự tin tưởng.
Theo ông Bennett Ramberg, để tránh nguy cơ bị tấn công bất ngờ, Triều Tiên và Hàn Quốc nên thông qua Hiệp ước Bầu trời mở, cho phép máy bay giám sát cài cảm biến bay qua lãnh thổ của nhau để quan sát hoạt động quân sự của mỗi bên. Bên cạnh đó, Mỹ, Trung Quốc hoặc một bên thứ 3 cần cung cấp vệ tinh không gian để theo dõi hoạt động quân sự rộng rãi hơn bên trong và xung quanh Bán đảo Triều Tiên, nhằm kịp thời thông báo cho các bên liên quan những dấu hiệu đáng ngờ.
Nhà phân tích này cũng cho rằng, việc mở các văn phòng liên lạc chung tại Bình Nhưỡng và Washington là rất cần thiết, giúp các bên thảo luận về tình hình an ninh, thiết lập tiêu chuẩn chung để dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế với Triều Tiên. Về lâu dài sẽ là bình thường hóa quan hệ và trao đổi đại sứ giữa Mỹ với Triều Tiên./.
Tin liên quan
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics