Châu Á đối mặt với "thách thức kép"
Châu Á đối mặt với làn sóng COVID-19 mới |
Trong bối cảnh này, các nước châu Á đã buộc phải kích hoạt trở lại các biện pháp hạn chế và phong tỏa từng phần - vốn góp phần kiềm chế được tỷ lệ lây nhiễm ở mức thấp và được đánh giá đạt thành công bước đầu trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2. Điều này đang khiến châu Á phải đối mặt với “thách thức kép”, làm thế nào để vừa vượt qua giai đoạn chống dịch mới được dự báo sẽ khó khăn bởi virus SARS-CoV-2 đã biến chủng với khả năng lây lan mạnh hơn, vừa khôi phục được kinh tế.
Trên thực tế, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đang chứng số ca nhiễm mới và tử vong liên tục tăng. Điển hình như Philippines, trong khoảng 1 tuần qua, số ca nhiễm mới trong ngày ở quốc gia Đông Nam Á này tăng liên tiếp từ mức trên 4.000 lên hơn 5.000 và nay đã vượt qua 6.000 ca. Hai tháng sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm hồi sinh nền kinh tế, các ca mắc mới tại Philippines tăng hơn 6 lần, trong khi số ca tử vong cũng tăng gấp đôi. Làn sóng lây nhiễm mới cũng xuất hiện tại Đông Bắc Á, khu vực vốn đã kiểm soát hiệu quả được làn sóng lây nhiễm thứ nhất. Trong những ngày qua, Nhật Bản ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tăng mạnh, trong đó có những ngày hơn 1.000 ca nhiễm mới. Riêng thủ đô Tokyo liên tục phát hiện trên 300 ca một ngày, ngày 1/8 thậm chí ghi nhận 472 ca, mức cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này vào giữa tháng 1.
Tại Trung Quốc đại lục, từ cuối tháng 7, nhiều ổ dịch mới đã xuất hiện tại các địa phương, mới nhất là ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, miền Đông Bắc và Khu tự trị Tân Cương miền Tây Bắc. Lần đầu tiên kể từ giữa tháng 4, số ca mắc mới hằng ngày ở Trung Quốc vượt con số 100, mặc dù nước này đã đóng cửa biên giới với hầu hết các nước vào cuối tháng 3 và chỉ bắt đầu nới lỏng một số hạn chế đối với một số quốc gia nhất định. Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), nơi từng được đánh giá là một trong những “điểm sáng” chống Covid-19 khi dịch bùng phát cuối tháng 1, cũng đang đối phó với làn sóng lây nhiễm mới, làn sóng thứ ba. Từ đầu tháng 7 tới nay, hơn 2.000 ca nhiễm mới đã được ghi nhận, tương đương trên 60% tổng số ca nhiễm tại đặc khu này cho tới nay. Trong 9 ngày liên tiếp, số ca nhiễm hằng ngày ở vùng lãnh thổ này đều hơn 100 ca.
Trong số các nước châu Á đã khống chế thành công đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu chống dịch nhờ các biện pháp phù hợp, quyết liệt, kịp thời và sự đoàn kết của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nước láng giềng đang đương đầu với làn sóng lây nhiễm thứ hai, Việt Nam cũng đã bước vào giai đoạn chống dịch mới khi ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng vào cuối tháng 7 vừa qua, sau hơn 3 tháng không có ca lây nhiễm cộng đồng.
Lý giải về làn sóng dịch thứ hai tấn công châu Á, giới chuyên gia cho rằng một phần nguyên nhân là từ những ca ngoại nhập. Tại Hàn Quốc, đây là một trong những yếu tố chính dẫn tới đợt lây nhiễm mới nhất ở nước này. Gần 20 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trên tàu đánh cá nước ngoài cập cảng Hàn Quốc đã tiếp xúc với khoảng 200 người, từ đó gây ra các chùm lây nhiễm. Những ổ dịch mới tại hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang của Trung Quốc được cho cũng bắt nguồn từ các ca ngoại nhập. Tại Việt Nam, các chuyên gia xác định chủng virus ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới xâm nhập từ bên ngoài.
Ngoài ra, làn sóng thứ hai có cơ hội bùng phát là do không đảm bảo được giãn cách xã hội sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng. Như tại Nhật Bản, đợt bùng phát mới được cho bắt nguồn từ các quán bar, hàng karaoke, nơi rất đông người, nhân viên và khách hàng thường xuyên tiếp xúc gần. Do đó, kể từ ngày 1/8, chính quyền thủ đô Tokyo một lần nữa yêu cầu các cơ sở này đóng cửa sớm (lúc 22 giờ tối) để hạn chế sự lây lan của virus.
Đặc biệt, các nhà khoa học xác định hiện virus SARS-CoV-2 đã biến chủng khó lường. Như chủng virus SARS-CoV-2 ở Hong Kong trong làn sóng dịch thứ ba này được đánh giá có khả năng lây nhiễm tăng 31% so với trước đây, tương tự như chủng mới phát hiện ở Đà Nẵng. Số ca bệnh không có triệu chứng ngày càng tăng, dẫn tới “sự lây nhiễm thầm lặng” khó kiểm soát. Trong khi đó, hệ thống y tế lạc hậu của nhiều quốc gia không có khả năng chống đỡ khi dịch tái bùng phát.
Cho dù châu Á đang vất vả chống chọi với làn sóng Covid-19 thứ hai, song Giáo sư y khoa Dale Fisher tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định châu lục này có khả năng kiểm soát dịch tốt “chừng nào các quốc gia có thể xác định các ca mắc bệnh và dập tắt những trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng”. Theo vị giáo sư này, về tổng thể, châu Á đang làm rất tốt nhờ vào hành vi của cộng đồng trong khu vực, là “cộng đồng người dân tôn trọng chính phủ, và chính phủ đang đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về những gì sẽ làm”. Đó có thể coi là chìa khóa để châu Á vượt qua những thách thức trong giai đoạn chống dịch mới.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics