Châu Á đối mặt với cú sốc mới
Kinh tế châu Á đối mặt với rủi ro mới |
Giới chuyên gia cho rằng cú sốc mới này có thể làm tê liệt ngành tài chính và các thị trường vốn - đóng vai trò quan trọng trong việc vực dậy các lĩnh vực khác đang chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Không giống như các cú sốc trước, vốn chỉ xảy ra ở riêng từng nước như thảm họa thiên tai hay tài chính, dịch Covid-19 đang cùng lúc tác động tới tất cả các quốc gia. Khu vực Đông Nam Á rất dễ tổn thương bởi khu vực này mới hồi phục từ xung đột thương mại toàn cầu và giờ lại phải vật lộn để khống chế dịch bệnh.
Trên thực tế, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm 2020 tại các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn 2,1% và thậm chí là âm 0,5% trong tình huống xấu hơn, giảm mạnh so với mức tăng trưởng ước đạt 5,8% trong năm 2019. Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, thương mại, kiều hối và hàng hóa như Thái Lan - nơi ngành du lịch chiếm ít nhất 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có thể sẽ tăng trưởng âm 5% trong năm 2020. Con số này gần tương tự với dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng âm 5,3% mà Ngân hàng Trung ương Thái Lan vừa đưa ra gần đây. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ giảm còn 2,3% và 0,1% trong tình huống xấu, giảm mạnh so với con số 6,1% trong năm 2019.
Cũng theo WB, Malaysia, Thái Lan, Timor Leste và một số quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể sẽ phải chứng kiến sự suy thoái ở các mức độ khác nhau. Trong khi đó, các nền kinh tế Indonesia, Papua New Guinea và Philippines vẫn tăng trưởng dương trong kịch bản cơ sở cho dù thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2019 và chỉ suy thoái trong tình huống xấu hơn. Riêng Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Myanmar, các nước này nằm trong số ít các nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng trong bất cứ kịch bản nào, nhưng với tốc độ thấp hơn so với năm ngoái.
Cũng theo giới chuyên gia, mặc dù việc kiềm chế dịch bệnh sẽ mở đường cho đà phục hồi bền vững của khu vực này, nhưng các rủi ro đến từ những căng thẳng trên thị trường tài chính sẽ vẫn cao. Đối với nhiều quốc gia, cú sốc lớn nhất trong giai đoạn hậu dịch Covid-19 có thể đền từ sự sụt giảm không thể tránh khỏi về nhu cầu từ bên ngoài và khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm, đồng thời làm giảm doanh thu của ngành du lịch, giảm mạnh doanh số bán hàng và giảm kiều hối từ các lao động xuất khẩu.
Không chỉ vậy, các cú sốc tài chính tiềm tàng sẽ khiến thiệt hại kinh tế lớn hơn cho các nước với các mức độ khác nhau. Đơn cử, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan dễ bị tổn thương bởi tỷ lệ nợ ở trong nước đang đứng ở mức cao. Trong khi đó, Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ và Papua New Guinea lại có nợ nước ngoài rất lớn. Malaysia và Thái Lan lại đang phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn.
Do đó, các Chính phủ trong khu vực cần cân nhắc đầu tư khẩn cấp vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia cùng với sự chuẩn bị cho dài hạn, có sự nhất quán giữa chính sách kiềm chế dịch bệnh và chính sách kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, các biện pháp tài khóa mục tiêu như trợ cấp cho người đau ốm hay y tế sẽ vừa giúp kiềm chế, vừa đảm bảo rằng tình trạng nghèo khổ tạm thời sẽ không chuyển thành những mất mát về nguồn nhân lực trong dài hạn. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần nới lỏng tín dụng để hỗ trợ cho chi tiêu của các hộ gia đình và doanh nghiệp tồn tại hậu cú sốc Covid-19, phải nhanh chóng trợ cấp tiền mặt nhằm thúc đẩy chi tiêu của các hộ gia đình cùng với việc tăng thanh khoản cho các công ty. Ngoài ra, các biện pháp tài chính cần hỗ trợ cho các biện pháp ứng phó về y tế công cộng và tạo ra hệ thống bảo trợ xã hội nhằm chống lại các cú sốc, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.
Tin liên quan
Kinh tế châu Á trước “làn sóng” thuế quan toàn cầu mới
14:15 | 03/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
08:53 | 29/11/2024 Nhìn ra thế giới
Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024
09:08 | 05/01/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đồng hành cùng DN nông nghiệp công nghệ cao: Định hướng mũi nhọn cho nền kinh tế
Liên minh Honda-Nissan liệu có đủ lực để cạnh tranh với nhà sản suất ôtô Trung Quốc?
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
Hải quan Quảng Ngãi: Giải đáp nhiều vướng mắc đặc thù cho doanh nghiệp chế xuất
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics