Cao tốc Bắc - Nam: Lộ diện nhiều nhà đầu tư trong nước
Cao tốc Bắc - Nam: Lo khó về vốn | |
Khởi công dự án thành phần đầu tiên của tuyến cao tốc Bắc - Nam | |
Để dự án cao tốc Bắc - Nam không dẫm chân vào vết xe đổ của BOT | |
Ai “nhảy” vào làm cao tốc Bắc - Nam? |
Trong hồ sơ mời sơ tuyển trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện một số đoạn BOT cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020 đã “nới lỏng” một số tiêu chí, điều kiện cho các nhà đầu tư nội. Ảnh: ST. |
“Nới lỏng” điều kiện
Một trong những câu hỏi được khá nhiều người dân quan tâm là quá trình từ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi hoàn thành công tác đấu thầu các nhà đầu tư sẽ được thực hiện như thế nào và kéo dài bao lâu?
Theo Bộ Giao thông vận tải, việc phát hành hồ sơ mời sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP đã được thực hiện trong tháng 10. Trường hợp thuận lợi có thể hoàn thành công tác đấu thầu nhà đầu tư khoảng tháng 11/2020. Trong quá trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo các đơn vị có giải pháp rút ngắn tối đa thời gian trong phạm vi pháp luật cho phép nhằm đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà đầu tư và dự kiến vào cuối tháng 8/2020 sẽ hoàn thành việc đấu thầu.
Đáng chú ý, trong hồ sơ mời sơ tuyển trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện một số đoạn BOT cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020 đã “nới lỏng” một số tiêu chí, điều kiện cho các nhà đầu tư nội. Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ Giao thông vận tải), về năng lực kinh nghiệm, thay vì mức 30% như hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế trước đó, nhà đầu tư sẽ đủ điều kiện khi từng tham gia 1 gói thầu xây lắp có giá trị vốn tối thiểu bằng 20% giá trị xây lắp của dự án tham gia đấu thầu. Về liên danh nhà đầu tư, vẫn giữ quy định nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải chiếm ít nhất 30% vốn góp trong liên danh, mỗi liên danh không quá 5 nhà đầu tư. Tuy nhiên, bỏ quy định các nhà đầu tư khác tham gia trong liên danh phải chiếm tối thiểu 15% vốn góp. Như vậy, các nhà đầu tư tham gia liên danh (trừ nhà đầu tư đứng đầu) chỉ cần 5-10%, thậm chí thấp hơn đều được. Nhưng vẫn giữ quy định mỗi liên danh không quá 5 nhà đầu tư để tránh bị chia nhỏ, quá nhiều nhà đầu tư sẽ gây phức tạp cho việc quản lý.
Ngoài ra, nhà đầu tư có phần vốn nước ngoài vẫn được tham gia đầu tư (hoặc tham gia các liên danh nhà đầu tư), với điều kiện phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 51% (tức nhà đầu tư nước ngoài không nắm cổ phần chi phối).
“Chỉ cần vốn chủ sở hữu của liên danh nhà đầu tư đảm bảo tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án đang xét là đáp ứng yêu cầu. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực về tài chính nhưng thiếu kinh nghiệm sẽ liên kết với nhà đầu tư có năng lực về kinh nghiệm nhưng thiếu vốn để cùng nhau tham gia dự án”, ông Nguyễn Viết Huy cho biết thêm.
Đây được coi là một điểm mới quan trọng trong hồ sơ mời sơ tuyển trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện một số đoạn BOT cao tốc Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017 – 2020.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải vẫn giữ nguyên những quy định “cứng” trước đó như yêu cầu vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư (liên danh nhà đầu tư) phải bằng ít nhất 20% giá trị dự án tham gia đấu thầu; phải có cam kết tài trợ vốn từ tổ chức tín dụng; nhà nước không bảo lãnh tỷ giá, doanh thu tối thiểu… Trong trường hợp không tìm được nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải sẽ báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội chuyển sang đầu tư công.
30 nhà đầu tư tham gia
Về kế hoạch giải ngân vốn, theo Bộ Giao thông vận tải, tổng nguồn vốn đã bố trí theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 là 55.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 27.306 tỷ đồng để thực hiện toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng 11 dự án và xây dựng 3 dự án đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước; 27.694 tỷ đồng hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cho 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP để đảm bảo tính khả thi. Đối với phần vốn hỗ trợ chi phí xây dựng 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP chỉ được giải ngân sau khi đã giải ngân hết 50% vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và thực hiện giải ngân song song theo tỷ lệ các phần vốn đầu tư của nhà nước, vốn vay thương mại và vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên cơ sở khối lượng thực hiện được nhiệm vụ. Nhà đầu tư có tối đa 6 tháng để thu xếp vốn vay tín dụng và thực hiện các thủ tục giải ngân.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, đến nay, đã có khoảng 30 nhà đầu tư trong nước đã tham gia mua hồ sơ dự thầu và kỳ vọng có thể thu hút được 50 - 60 nhà đầu tư trong nước tham gia.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn đã được một số nhà đầu tư lớn quan tâm như: Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Tập đoàn Xây dựng Miền Trung… Còn tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lộ cũng có nhiều nhà đầu tư quan tâm như Tập đoàn Phương Thành, Công ty cổ phần Tập Đoàn Cienco4, Vinaconex, Tập đoàn Thái Bình Dương, Công ty Cường Thuận IDICO....
Đây đều là những tập đoàn doanh nghiệp lớn, đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện các dự án giao thông ở Việt Nam và có khả năng tài chính khả thi. Đơn cử như Tập đoàn Hòa Bình, là một trong những doanh nghiệp có sức cạnh tranh và hoạt động hiệu quả trong ngành xây dựng. Từ nhà thầu phụ cho các công ty nước ngoài ở các công trình có quy mô lớn, Hòa Bình đã trở thành nhà thầu chính và vươn lên vai trò tổng thầu của nhiều công trình có quy mô, yêu cầu kỹ thuật cao. Đặc biệt, trong xu hướng quốc tế hóa, Hòa Bình cũng là nhà thầu xây dựng đầu tiên của Việt Nam tiến ra thị trường nước ngoài tại Malaysia (dự án Le Yuan Residence, dự án Desa Two) và Myanmar (dự án GEMS).
Một trong những nhà đầu tư có “sức nặng” trong cuộc cạnh tranh này có thể kể đến là Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco 4 với thành tích là hàng loạt các dự án lớn đã từng tham gia như: Láng - Hòa Lạc, đường 14, đường 51 và Quốc lộ 5. 19 cầu trên Quốc lộ 1A đoạn TP HCM đi Cần Thơ, Quốc lộ 1A đoàn Vinh - Đông Hà, Đông Hà - Huế, Cầu Tân Đệ, dự án R5 Quốc lộ 10 - Hải Phòng, cầu Bến Lức, cầu Đà Rằng, cầu Vĩnh Tuy. Cùng với Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đầu tư xây dựng cầu Yên Lệnh theo phương thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT). Năm 2003, doanh nghiệp này cũng đã đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn tránh TP Vinh với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng cũng theo phương thức BOT. Hiện nay các dự án đã được đưa vào khai thác.
8 đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 kêu gọi đầu theo hình thức BOT có số vốn nhà đầu tư phải thu xếp khoảng 63.716 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư khoảng 12.743 tỷ đồng, vốn vay khoảng 50.973 tỷ đồng, phần còn lại ngân sách nhà nước hỗ trợ gồm: Đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 (qua Ninh Bình - Thanh Hóa), dài 63km, tổng mức đầu tư khoảng 12.900 tỷ đồng; Đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa), dài 43 km, tổng mức đầu tư hơn 6.300 tỷ đồng. Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu (Thanh Hóa - Nghệ An), dài 50 km, tổng mức đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng; Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt (Nghệ An - Hà Tĩnh), dài 50 km, tổng mức đầu tư hơn 13.300 tỷ đồng. Đoạn Nha Trang - Cam Lâm, dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng, trong đố vốn nhà nước hỗ trợ hơn 5.058 tỷ đồng; Đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 9.311 tỷ đồng. Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận), dài 101 km, tổng vốn đầu tư hơn 11.600 tỷ đồng; Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây, dài 99km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước hỗ trợ hơn 2.480 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics