Để dự án cao tốc Bắc - Nam không dẫm chân vào vết xe đổ của BOT
Hoãn khởi công đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam đầu tiên | |
Đấu thầu dự án cao tốc Bắc – Nam: Sẽ loại “nhà đầu tư 0 đồng” | |
Ai “nhảy” vào làm cao tốc Bắc - Nam? |
8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 sẽ được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư. Ảnh: ST |
Lựa chọn nhà thầu
Thực tế cho thấy, tuy là một hình thức đầu tư hiệu quả nhưng các dự án BOT giao thông trong thời gian qua đã gặp phải nhiều vấn đề, từ lựa chọn nhà đầu tư, phê duyệt dự án đến giám sát dự án cũng như sự công khai, minh bạch về dự án, mức đầu tư đã khiến nhiều dự án BOT bị đội vốn, chậm tiến độ… Bên cạnh đó, tại một số dự án BOT giao thông mức phí và lộ trình thu phí còn bất hợp lý dẫn đến phản ứng của người tham gia giao thông tại các trạm thu phí BOT trên toàn quốc… Là một dự án quan trọng của quốc gia, việc chọn nhà đầu tư cũng như sau này là nhà thầu cho dự án cao tốc Bắc - Nam là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm, làm sao để tránh được vết xe đổ từ nhà thầu của các dự án trước đó.
Chính vì vậy, đối với các dự án thành phần thuộc dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông được đầu tư theo hình thức đối tác công tư, để đảm bảo quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng, hạn chế tối đa việc điều chỉnh thiết kế, phát sinh khối lượng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán trước khi lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, xây dựng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu với quy định chặt chẽ về năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, năng lực tài chính và đưa vào nội dung của hợp đồng đầy đủ chế tài xử lý khi nhà đầu tư có vi phạm về tiến độ, chất lượng công trình.
Theo quy định pháp luật, việc lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án. Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý, giám sát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu của nhà đầu tư đảm bảo nhà thầu tham gia thực hiện dự án có đủ năng lực theo quy định pháp luật, đồng thời có chế tài để yêu cầu nhà đầu tư bổ sung, thay thế nhà thầu yếu kém về năng lực hoặc thi công chậm tiến độ...
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ Giao thông vận tải) nhận định, dự án cao tốc Bắc - Nam sẽ khắc phục được những hạn chế trong việc thu phí tại các trạm BOT như thời gian vừa qua. Cùng với đó, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư sẽ được thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư. Đồng thời, để đảm bảo việc triển khai tuân thủ đúng các quy định pháp luật Việt Nam cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Giao thông vận tải đã huy động 2 tư vấn giao dịch quốc tế là Deloitte và Ernst & Young. Đây là các tư vấn hàng đầu thế giới, tham gia hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải rà soát cấu trúc tài chính của dự án, xây dựng hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng...
“Bộ lọc” chuẩn
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam sẽ bảo đảm sự công khai, minh bạch và khắc phục toàn bộ những tồn tại, bất cập các dự án BOT đã triển khai thời gian qua. Theo đó, ngay trong bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu các cơ quan phải triển khai tuân thủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Đặc biệt phải nghiên cứu kỹ lưỡng những tồn tại, hạn chế, bất cập tại các dự án BOT đã được các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra.
“Về cơ chế đấu thầu trong dự án cao tốc Bắc – Nam, tất cả các dự án thành phần đều được đấu thầu công khai, minh bạch để đảm bảo tính cạnh tranh, hiệu quả. Về vốn chủ sở hữu, dự án cao tốc Bắc - Nam cũng yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 20% trên tổng vốn đầu tư của mỗi dự án. Điều này giúp đảm bảo lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực sự”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật chia sẻ.
Vẫn lo ngại về những bất cập trước đó của các dự án BOT giao thông, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển cho rằng cần có “bộ lọc” đối với những nhà đầu tư trong dự án cao tốc Bắc – Nam. Theo đó, chúng ta phải loại những nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ, thậm chí đối với nhà đầu tư đang dính dáng tới những dự án chưa hoàn thành, kéo dài, đội vốn thì nên có biện pháp kiên quyết, không để cho những nhà thầu này tham gia dự thầu. Cũng cần lọc để làm sao các nhà thầu đến từ cùng một quốc gia không thể quá nhiều, bởi điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng các nhà thầu “bắt tay” với nhau.
“Đặc biệt, cần nhận rõ chọn nhà thầu theo chất lượng công trình chứ đừng chọn theo giá trị trúng thầu bởi như ông cha ta đã nói ‘của rẻ là của ôi’, điều này cũng đúng trong việc chọn lựa nhà thầu. Bởi vì lúc đầu có thể là rẻ nhất nhưng sau đó dự án lại kéo dài hàng chục năm, rồi đội vốn, đẩy chi phí lên thì tổng tiền thực hiện sẽ còn đắt hơn so với việc chọn được một nhà thầu uy tín, chất lượng nhưng có giá cao hơn. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ những dự án giao thông trước đó, đã có tình trạng nhà đầu tư trúng thầu sau đó lại cho các nhà thầu phụ làm, nhưng cơ quan quản lý nhà nước lại không có chế tài ràng buộc, quản lý nhà đầu tư dẫn đến việc chậm tiến độ, đội vốn. Lần này, đối với cao tốc Bắc – Nam, chúng ta cần xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc quản lý và triển khai các dự án thành phần, trong đó cần quy định rõ những phần việc cốt lõi, quan trọng nhất của gói thầu, có tính chất quyết định đến chất lượng, sự lâu bền của công trình thì tổng thầu phải lo và chịu trách nhiệm, còn những phần việc khác ít quan trọng hơn mà nhà thầu khác có lợi thế hơn thì tổng thầu có thể để nhà thầu phụ làm”, GS.TS Đặng Đình Đào kiến nghị.
Tin liên quan
Đảm bảo tiến độ hoàn thành Dự án xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào 2025
14:03 | 11/02/2022 Kinh tế
Sẽ sớm có các kịch bản vực dậy nền kinh tế
15:32 | 10/04/2020 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics