Cao tốc Bắc - Nam: Lo khó về vốn
Giữ nguyên các tiêu chí lựa chọn
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, sau khi Bộ Giao thông vận tải hủy mời thầu quốc tế và chuyển sang mời thầu rộng rãi trong nước, Bộ Giao thông vận tải sẽ điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án trên.
Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thông báo cho các nhà đầu tư dự sơ tuyển về việc hủy sơ tuyển đấu thầu quốc tế. Đồng thời khẩn trương hoàn thành hồ sơ sơ tuyển đấu thầu cạnh tranh trong nước rộng rãi để phát hành hồ sơ mời sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước từ tháng 10/2019 tới đây.
Cho biết thêm về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, sẽ không có chuyện thay đổi tiêu chí theo hướng giảm nhẹ, các tiêu chí chọn nhà đầu tư dù là trong hay ngoài nước thực hiện dự án này đều tuân thủ Nghị quyết 52 của Quốc hội và Nghị quyết 20 của Chính phủ về dự án. Tuy nhiên, do có nhiều nhà đầu tư chưa từng tham gia thực hiện các dự án đường cao tốc, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ, Quốc hội có thể điều chỉnh một số tiêu chí như kinh nghiệm nhà đầu tư trong việc làm đường cao tốc khi nước ta mới có khoảng 900km đường cao tốc. Theo đó, với những nhà đầu tư tiêu chí kinh nghiệm có thể không cao nhưng sẽ được điểm cộng nếu được xác định có thành tích tốt trong quản lý.
Cũng theo Thứ trưởng Đông, việc đấu thầu chọn nhà đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu. Các quy định về vốn tối thiểu tự có của nhà đầu tư bằng 20% tổng vốn dự án tham gia đấu thầu hay quy định không có bảo lãnh khoản vay và doanh thu tối thiểu cho nhà đầu tư tham gia dự án vẫn giữ nguyên. Như vậy, các nhà đầu tư quyết định tham gia dự án sẽ phải chấp nhận nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”, không có sự bảo lãnh của Chính phủ.
Đồng thời, dự án sẽ không chia nhỏ các gói thầu mà vẫn giữ nguyên như hiện nay bởi điều này đã được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết 52 quy định dự án đường cao tốc Bắc - Nam có 11 dự án thành phần. Trong đó có 3 dự án đầu tư công, 8 dự án thành phần theo hình thức PPP hợp đồng BOT. Các dự án này đã chốt điểm đầu điểm cuối nên không thể thay đổi, chia nhỏ dự án để đấu thầu lại. Nếu thay đổi Nghị quyết Quốc hội sẽ kéo dài thời gian thực hiện. Còn về mặt kinh tế, chọn dự án từ đâu tới đâu là phù hợp khả năng kết nối và thu phí. Không thể làm 5km rồi thu phí được, nếu chia nhỏ thì có khi việc làm đường nối với quốc lộ lại dài hơn cao tốc sẽ đầu tư thì không có hiệu quả tài chính. Về lý do pháp lý, kỹ thuật và kinh tế đều không cho phép chia nhỏ dự án.
Về lý do pháp lý, kỹ thuật và kinh tế đều không cho phép chia nhỏ dự án.Ảnh: Internet. |
Sẽ khó vay vốn
Về nguồn vốn đầu tư của dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, khả năng huy động vốn ngân hàng trong nước cho các dự án PPP cao tốc Bắc – Nam là rất khó khăn trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đặc biệt cung cấp gói tín dụng giá trị lớn.
“Như các dự án trước đây các gói vay chỉ 3.000 tỷ đồng, hoặc 1.000 tỷ đồng. Còn các dự án cao tốc Bắc - Nam thì dự án thông thường vốn vay tương đối lớn, từ 7.000-8000 tỷ đồng trở lên. Nên chắc chắn việc vay vốn ngân hàng để làm đường cao tốc Bắc - Nam sẽ khó khăn. Để giải quyết được khó khăn này, Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về con số có thể huy động, để các ngân hàng nghiên cứu và kiến nghị giải pháp.
Thứ trưởng Đông cũng khẳng định trong trường hợp không có nhà đầu tư thì trong Nghị quyết đã chỉ rõ, sẽ báo cáo lại để xem xét chuyển sang đầu tư công. Tuy nhiên, sẽ không có chuyện chỉ định nhà đầu tư trong dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông như một số ý kiến quan ngại.
Đánh giá về việc Bộ Giao thông vận tải hủy đấu thầu quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu trong nước lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án của cao tốc Bắc – Nam, ông Lê Thanh Vân, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là kỷ luật kỷ cương trong đấu thầu, về đích về tiến độ và phải giám sát chặt chẽ tiến độ công trình trong đó đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ việc tăng quy mô vốn.
“Đây là một thói quen của doanh nghiệp Việt, theo đó sẽ xuất hiện các vấn đề như thay đổi thiết kế, thay đổi quy mô công trình để đội vốn lên. Trong khi đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm đã được Quốc hội thông qua nên nguồn lực dự phòng không nhiều, đặc biệt là cho các gói thầu huy động nguồn vốn tài chính bên ngoài phải kiểm soát chặt chẽ để tránh nguy cơ tăng nợ công”, ông Lê Thanh Vân nhấn mạnh.
8 dự án thành phần kêu gọi đầu tư PPP gồm: Nghi Sơn – Diễn Châu, dài 50km, tổng mức đầu tư là 8.381 tỷ đồng (trong đó vốn tư nhân là 5.831 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.550 tỷ đồng); Mai Sơn – Quốc lộ 45, dài 63 km, tổng mức đầu tư 12.918 tỷ đồng (vốn tư nhân là 9.745 tỷ đồng, vốn nhà nước là 3.169 tỷ đồng); Diễn Châu – Bãi Vọt, dài 49km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng (vốn tư nhân là 5.261 tỷ đồng, vốn nhà nước là 8.077 tỷ đồng); Quốc lộ 45 – Nghi Sơn, dài 43km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng (vốn tư nhân là 4.330 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.003 tỷ đồng); Nha Trang – Cam Lâm, dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng (vốn tư nhân là 2.557 tỷ đồng, vốn nhà nước là 5.058 tỷ đồng); Phan Thiết – Dầu Giây, dài 99km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng (vốn tư nhân là 11.879 tỷ đồng, vốn nhà nước là 2.480 tỷ đồng); Cam Lâm – Vĩnh Hảo, dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng (vốn tư nhân là 4.376 tỷ đồng, vốn nhà nước là 9.311 tỷ đồng); Vĩnh Hảo – Phan Thiết, dài 101km, tổng vốn đầu tư hơn 11.603 tỷ đồng (vốn tư nhân là 7.719 tỷ đồng, vốn nhà nước là 3.884 tỷ đồng). |
Tin liên quan
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng đề nghị năm 2025 phải thông tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Hữu nghị-Chi Lăng
20:02 | 14/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics