Cần cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường nội địa
Hàng Việt “trầy da tróc vảy” trên sân nhà | |
Doanh nghiệp Việt “gồng mình” đưa hàng vào siêu thị - Bài 1: Hàng Việt lép vế trên kệ siêu thị | |
Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt |
Từ trước tới nay, dệt may Việt Nam được nhắc đến chủ yếu với ấn tượng là một trong những ngành hàng có trị giá XK lớn, đem về vài chục tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh XK, ông đánh giá như thế nào về cơ hội tại thị trường nội địa, đặc biệt đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khó khăn cho XK dệt may?
- Dệt may là ngành XK rất lớn. Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra không ít cơ hội nên toàn ngành cũng tập trung vào tận dụng cơ hội từ các FTA để sản xuất, XK. Năm 2019, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam đạt 39 tỷ USD. Tuy nhiên, bên cạnh tập trung thị trường XK, thời gian qua các DN dệt may cũng tập trung khai thác thị trường nội địa.
Dệt may là ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu sau ăn uống. Việt Nam có dân số gần 100 triệu dân, dung lượng thị trường dệt may nội địa ước tính khoảng 5-6 tỷ USD. Có thể khẳng định, các DN dệt may đánh giá đây là thị trường rất tiềm năng. Đặc biệt về lâu dài, thị trường nội địa ngày càng phát triển khi cuộc sống của người dân ngày được nâng cao.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn, ngành dệt may đã và đang làm gì để việc khai thác thị trường nội địa hiệu quả hơn sau cả thời gian dài mải miết tập trung cho XK?
- Bên cạnh Việt Nam, nhiều quốc gia cũng sản xuất hàng dệt may. Có thời gian hàng tiểu ngạch, hàng giả hàng nhái được bày bán nhiều trên thị trường, hợp túi tiền của người dân dẫn tới cạnh tranh với hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi có Chương trình phát triển thị trường nội địa gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhận thức hành vi tiêu dùng của người dân được thay đổi, đồng thời nhận thức trách nhiệm của DN dệt may phục vụ thị trường trong nước cũng được nâng cao. DN cố gắng sản xuất, thay đổi công nghệ, xây dựng hệ thống phân phối đến tận vùng sâu vùng xa, đưa hàng phục vụ người dân.
Áp lực cạnh tranh cũng sẽ giúp cho các DN, hàng hóa trong nước vươn lên để tăng sức cạnh tranh. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thị trường nội địa hiện chỉ chiếm 15% năng lực sản xuất của DN dệt may. DN dệt may đang đi bằng cả “2 chân”, nội địa và XK. Ngành đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy việc tăng cường chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ví dụ như tập trung nâng cao chất lượng; xây dựng thương hiệu mẫu mã phong phú với giá cả phù hợp túi tiền người dân; hàng năm tổ chức hội chợ quảng cáo để làm thay đổi hành vi nhận thức người dân… Thậm chí, ngành dệt may còn có cả phong trào thi đua đưa doanh thu thị trường nội địa vào chỉ tiêu thi đua của ngành; phát triển thị trường nội bộ cho ngành. Ví dụ sản xuất vải bán cho DN dệt may; gắn kết DN sợi, dệt, may, khâu phân phối…
Đâu là những khó khăn, thách thức nổi cộm các DN dệt may đang phải đối mặt khi muốn chiếm lĩnh tốt hơn thị trường “sân nhà”, thưa ông?
- DN sản xuất, XK có khá nhiều lợi thế khi không cần lo lắng về mẫu mã thiết kế, nguồn nguyên liệu, địa điểm bán hàng… Trong khi đó, DN kinh doanh tại thị trường nội địa phải tự lo tất cả mọi thứ. Rõ ràng, XK dệt may có lợi thế nhất định so với tiêu thụ nội địa.
Cũng phải nói thêm rằng, hiên nay, vẫn còn nhiều tình trạng hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả làm cho các DN có thương hiệu bị lợi dụng nhãn mác. Người tiêu dùng cũng bị lẫn lộn giữa hàng tốt và hàng xấu. Nhà nước phải có các giải pháp tập trung để DN có thể kinh doanh bình đẳng. Góc độ về quản lý thị trường cần sự hỗ trợ nhiều mặt của cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, những cơ chế chính sách liên quan đến thúc đẩy thị trường nội địa, có nhiều việc Nhà nước cần làm. Ví dụ, sản phẩm may mặc trải qua nhiều khâu từ sợi, dệt, may mặc… mỗi khâu đều phải nộp thuế Giá trị gia tăng. Liệu có thể giảm hoặc miễn thuế cho DN khi dùng vải may để phục vụ thị trường nội địa hay không? Nhiều DN yếu về tài chính, để cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa cần sự hỗ trợ đồng bộ từ phía Nhà nước, sự nỗ lực của bản thân DN cũng như thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân.
Xin cảm ơn ông!
Bà Louise Hawley, Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam: Các nhà cung cấp địa phương cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt Khi thực thi EVFTA, thị trường trong nước bắt buộc phải tiếp tục mở cửa thêm cho hàng NK từ các nước EU vốn có lợi thế về thương hiệu, chất lượng. Người tiêu dùng (NTD) Việt Nam luôn rất cởi mở với các sản phẩm mới. Nghiên cứu của Nielsen với 49% NTD được hỏi cho biết, họ sẵn sàng thử sản phẩm mới. Chúng tôi nhận thấy, hiện tại, trên thị trường, có rất nhiều sự lựa chọn cho NTD với đa dạng sản phẩm mới được tung ra. Đồng thời, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, NTD mong muốn được đảm bảo hơn về sự an toàn và độ tín nhiệm. NTD Việt thực sự mong muốn mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương so với mức trung bình toàn cầu. Cụ thể, 17% NTD cho biết họ chỉ mua sản phẩm địa phương và 59% cho biết, họ chủ yếu mua sản phẩm địa phương (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Điều này mang đến cơ hội cho các sản phẩm địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm quốc tế ít người biết đến. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương vẫn phải tiếp tục cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp với nhu cầu chung được lựa chọn bởi NTD và đảm bảo sự có mặt sản phẩm của mình trên quầy kệ. Bà Trần Thị Lệ, Tổng giám đốc Công ty Nutifood: DN cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu, sản phẩm đặc thù Khi lộ trình cắt giảm thuế trong EVFTA hoàn thành, mỗi ngành, mỗi DN cần phải có chiến lược cụ thể để chiếm lĩnh thị trường. Ngành thực phẩm sẽ rất cạnh cạnh với hàng NK từ EU. Khi đó, nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng trên cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, tái cơ cấu sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định trước những biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu... sẽ là giải pháp tạo sức cạnh tranh cao, kịp thời chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới. Ngoài ra, DN Việt cũng cần phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc sản để nâng được lợi thế của hàng Việt Nam so với hàng NK. Mỗi DN đều có những đặc thù riêng nên cần sáng tạo ra những sản phẩm đặc thù… Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH bán lẻ BRG: Kết nối đưa hàng Việt chất lượng vào hệ thống phân phối Hệ thống phân phối hiểu những khó khăn của những nhà sản xuất, XK đang gặp phải. Chúng tôi đã liên kết và kết nối để làm sao đưa những mặt hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao vào hệ thống phân phối. Tuy nhiên, đang có sự khác biệt về quy cách sản phẩm XK và sản phẩm tiêu dùng trong nước. Chính vì vậy, chúng tôi đã tích cực phối hợp với các nhà sản xuất Việt Nam để điều chỉnh lại quy cách sản phẩm, mẫu mã cho phù hợp hơn với khách hàng trong nước. Các khu vực sản xuất nông sản để XK trước kia cũng đang hướng đến thị trường nội địa và đang có sự phối hợp tích cực với các kênh phân phối, đặc biệt là các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại. Qua thời kỳ dịch bệnh, nông sản Việt cần phải “đi bằng hai chân” là bao gồm thị trường nội địa cũng như thị trường XK mới đảm bảo phát triển bền vững. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines đạt gần 6,5 tỷ USD sau 9 tháng
20:04 | 30/10/2024 Kinh tế
Hiệp định CEPA mở đường vào thị trường Trung Đông - châu Phi
10:03 | 29/10/2024 Kinh tế
Honda Việt Nam đặt chân vào thị trường xe máy điện và hướng tới xuất khẩu
16:56 | 28/10/2024 Xe - Công nghệ
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK