Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt
Người tiêu dùng chọn mua hàng Việt trong siêu thị của Saigon Co.op . Ảnh: Nguyễn Huế. |
Chuyển biến tích cực
Theo khảo sát của Sở Công Thương, Ủy ban MTTQ, Ban tuyên giáo… một số tỉnh thành lớn tại khu vực phía Nam về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động), đa số người tiêu dùng tại khu vực từ thành thị tới nông thôn đều rất quan tâm đến sản phẩm hàng hóa do các DN trong nước sản xuất. Các nhóm sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao sản xuất trong nước được người tiêu dùng tin dùng thường xuyên là Vinamilk, Bia Sài Gòn, dệt may Việt Tiến, VinaCafe, Giày dép Biti’s… Đặc biệt, sức tiêu thụ hàng Việt tại các khu vực nông thôn, khu dân cư, khu chế xuất- khu công nghiệp đã tăng trưởng đều qua từng năm.
Điển hình như tại Đồng Nai, hiện tỷ lệ hàng Việt đã chiếm từ từ 80 - 95% trong các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống. Tương tự tại TPHCM, ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho biết, cuộc vận động gắn với chương trình Bình ổn thị trường của thành phố đã hỗ trợ và tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam trong mua sắm công, trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN và trong tiêu dùng cá nhân. Cho đến nay, thành phố đã hình thành được gần 240 chợ, 211 siêu thị, 48 trung tâm thương mại và 2.360 cửa hàng bán lẻ hiện đại bao phủ rộng khắp trên địa bàn của 24 quận/huyện. Các khảo sát cũng cho thấy có 72% DN trong nước có sản phẩm tại hệ thống các siêu thị của thành phố... Nhờ tổ chức tốt Cuộc vận động, nhiều thương hiệu hàng Việt chất lượng cao đã xây dựng được vị thế phát triển trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, điển hình như Vissan, Satra, Saigon Co.op, Sài Gòn – Tribeco, Tân Quang Minh – Bidrico, Ba Huân, nước giải khát Chương Dương,… Riêng hệ thống bán lẻ Co.opMart của Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM đã không ngừng mở rộng hệ thống ra 64 tỉnh thành, với 105 siêu thị, 4 đại siêu thị Co.op Xtra, 350 cửa hàng thực phẩm Co.opFood, 67 cửa hàng Co.op Smile, 24 cửa hàng tiện lợi Cheers,…
Nhiều giải pháp nâng tầm hàng Việt
Theo nhận định của lãnh đạo các địa phương, sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động, chất lượng hàng hóa của DN Việt đã cải thiện rõ rệt, nhiều mặt hàng Việt đã có những thay đổi, “làm mới” mình đáng kể về mẫu mã, bao bì… trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn mong muốn các sản phẩm, hàng hóa Việt cần có thêm nhiều thay đổi phù hợp về bao bì, mẫu mã, nâng cao tính tiện ích, thân thiện với môi trường... Từ đó, góp phần giúp cho họ có thêm những thiện cảm, ưu tiên sử dụng các sản phẩm, mặt hàng do DN trong nước sản xuất. Do vậy, để đưa hàng Việt lên tầm cao hơn, năm 2019, TP Cần Thơ thường xuyên tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, khu dân cư, tổ chức lồng ghép Cuộc vận động vào chương trình bình ổn giá. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hợp tác thương mại giữa TPHCM, TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Tiếp tục hỗ trợ DN liên kết, đầu tư sản xuất, khai thác nguồn nguyên liệu, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại tại địa phương, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại…
Riêng TPHCM với hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại phủ khắp 24 quận huyện sẽ có những giải pháp quyết liệt hơn trong việc tổ chức các chương trình người Việt dùng hàng Việt và định hướng người tiêu dùng thông qua các chương trình cụ thể của những DN như Vissan, Satra, Saigon Co.op…
Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, hàng Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Áp lực cạnh tranh ngày càng cao do sự thâm nhập, cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa NK từ các nước tham gia các FTA, tâm lý sính hàng ngoại còn tồn tại ở một số bộ phận người tiêu dùng nhất là người có thu nhập cao. Hoạt động mở rộng và thâu tóm hệ thống phân phối hiện đại của DN nước ngoài khiến hàng Việt mất dần chỗ đứng, thị phần bán lẻ của DN trong nước ngày càng thu hẹp. Một số DN, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận, vì lợi ích trước mắt lợi dụng Cuộc vận động và sự quan tâm ủng hộ của người tiêu dùng để làm ăn gian dối, sản xuất hàng hóa kém chất lượng, đưa ra tiêu thụ gây mất lòng tin của người tiêu dùng. Đối với sản phẩm nông sản thực phẩm đang đối mặt với các thách thức lớn như chưa kiểm soát được dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh, kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
“Từ thực tế trên cho thấy, việc nâng cao nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trong ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa trong nước cần có quá trình vận động lâu dài, kiên trì. Kết quả triển khai Cuộc vận động nếu không quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hàng hóa mà chỉ thực hiện kêu gọi vận động đơn thuần và không có cách làm mới, không có các giải pháp căn cơ, bài bản, đảm bảo sự cải thiện mạnh mẽ trong chất lượng và đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng ngày càng được nâng cao của người Việt Nam thì sẽ khó đảm bảo được thành công”, ông Hòa nhấn mạnh.
Kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy: Có 92% người tiêu dùng được hỏi “Rất quan tâm” và “Quan tâm” đến Cuộc vận động; 63% số người tiêu dùng “Tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 54% người tiêu dùng “Khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam”. |
Tin liên quan
Hải quan Quảng Ninh tìm giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
20:22 | 29/10/2024 Hải quan
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM: Nhiều khó khăn trong thu hồi nợ thuế
12:22 | 29/08/2024 Hải quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK