8 ngành chịu tác động mạnh nếu Covid-19 tiếp tục kéo dài đến hết quý 2
Dịch bệnh khiến cho nhiều ngành sản xuất bị đình trệ, nhu cầu vận chuyển, thương mại cũng sụt giảm mạnh. Ảnh: Thu Hòa |
Trong đó, ngành hàng không đối mặt với sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2020 trước những biện pháp đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại của Chính phủ cùng với tâm lý ngại đi lại của người dân. Tổng công ty cảng hàng không Việt Namdự kiến sản lượng tổng lượt hành khách hàng không trong năm 2020 có thể sụt giảm 40% so với năm 2019. Ngoài ra, thời gian phục hồi về mức trước khi xảy ra dịch bệnh có thể dài hơn 6 tháng kể từ thời điểm bùng phát dịch bệnh (khoảng thời gian phục hồi trung bình của ngành hàng không sau khi chịu tác động của các dịch bệnh trong quá khứ) do suy thoái kính tế. Trong trường hợp những ảnh hưởng tiêu cực kéo dài như vậy, dòng tiền của các hãng hàng không sẽ bị cạn kiệt, có thể dẫn đến vỡ nợ nhất là những hàng hàng không chịu nhiều chi phí cố định, trong đó có chi phí thuê máy báy, như Bamboo, Vietjet Air.
Đối với ngành dệt may, nhu cầu tại 2 thị trường chính là châu Âu và Mỹ giảm mạnh và chưa rõ triển vọng do diễn biến dịch còn phức tạp. Sau dịch, nhu cầu không tăng mạnh hoặc giảm do người tiêu dùng có thể tiết kiệm chi tiêu cho quần áo khi kinh tế khó khăn. Các nhà máy vải sợi tại Trung Quốc có thể chịu tác động dây chuyền từ các công ty may (tại nhiều nước) do đơn hàng may mặc bị hủy, sau khi đã lâm vào khó khăn trong quý 1. Việt Nam có thể thiếu sợi, vải nếu nhiều nhà cung cấp Trung Quốc phá sản.
Trong ngành bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm hàng không, du lịch, xe cơ giới bị giảm doanh thu, trong khi bảo hiểm con người tăng trưởngnhờ sản phẩm mới là bảo hiểm Corona, nhưng đã bị Chính phủ yêu cầu ngưng bán từ đầu tháng 4. Các chuyên gia của Rồng Việt đánh giá, từ đầu tháng 3 đến khi dịch đạt đỉnh, hoạt động tư vấn bảo hiểm(nhất là bảo hiểm nhân thọ) có thể khó khăn do khách hàng thực hiện giãn cách xã hội. Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới có thể giảm mạnh nhờ Nghị định 100. Lợi nhuận đầu tư cũng giảm do giá chứng khoán và lãi suất tiền gửi giảm.
Đối với ngành dầu khí, các doanh nghiệp ở khâu thượng nguồn sẽ ít bị ảnh hưởng trong ngắn hạn do các hợp đồng phải được thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro trì hoãn các dự án nếu dịch kéo dài. Về dài hạn, giá dầu thấp sẽ là một rủi ro lớn cho các doanh nghiệp khi nhu cầu phát triển dự án thấp dẫn đến nhu cầu cho tìm kiếm thăm dò giảm.
Đối với doanh nghiệp khâu trung nguồn (vận chuyển và chế biến), hoạt động vận chuyển bị ảnh hưởng do các nhà máy hoặc hộ tiêu thụ giảm nhu cầu vì dịch bệnh. Đối với các nhà máy lọc dầu (chế biến), giá dầu giảm đột ngột và nhu cầu sản phẩm xăng dầu cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Tương tự, các doanh nghiệp ở khâu hạ nguồn (phân phối) cũng bị ảnh hưởng lợi nhuận do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm và hàng tồn kho giá cao.
Trong khi đó, các công ty chứng khoán phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh ở mảng cho vay ký quỹ do thị trường chứng khoán khó khăn cộng thêm việc cạnh tranh cao. Trong khi đó mảng đầu tư tự doanh bị ảnh hưởng do thị trường chung đã giảm điểm mạnh. Ngoài ra, các hoạt dộng IPO, phát hành thêm và phát hành trái phiếu cũng bị gián đoạn do dịch.
Còn tại ngành bán lẻ, trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu với hàng hóa không thiết yếu giảm mạnh trong mùa dịch do thu nhập của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, sẽ cần thời gian để sức mua phục hồi và tùy thuộc vào thời gian dịch bệnh kéo dài. Trong khi đó, nhóm hàng thiết yếu không ảnh hưởng nhiều nhưng tỷ trọng còn nhỏ trong doanh thu các công ty niêm yết.
Ngành logistics cũng bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm của lượng hàng hóa luân chuyển do nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm sau khi áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại cùng với tâm lý lo ngại của người dân. Các doanh nghiệp sản xuất thì gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu khiến cho các hoạt động sản xuất trong nước bị đình trệ, giảm nhu cầu luân chuyển hàng hóa nói chung.
Ngành xây dựng nhiều khả năng cũng bị ảnh hưởng trực tiếp do cách ly, phong tỏa và dừng nhập cảnh. Tuy nhiên, sau khi dịch được kiểm soát và các hoạt động kinh tế bình thường trở lại, ngành xây dựng, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng có thể bật lại mạnh nhất nhờ các dự án mà Chính phủ đẩy nhanh tiến độ.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Thủ tướng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống COVID-19
18:04 | 29/10/2023 Sự kiện - Vấn đề
Lộ sai sót qua thanh tra kinh doanh vàng, PNJ nộp phạt tiền tỷ
18:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường Việt Nam: Cứ 5 người muốn khởi nghiệp thì có 3 người muốn triển khai trong 18 tháng tới
18:46 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng
16:45 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước NINE với nhiều tiện ích
10:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng xuất khẩu
09:06 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trở ngại hạ tầng níu kéo doanh nghiệp phát triển
07:32 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
06:48 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics