3 “gã khổng lồ” Facebook, Google, Microsoft đóng 4.518 tỷ đồng tiền thuế tại Việt Nam
![]() | Hà Nội siết quản lý thuế với các hộ, cá nhân kinh doanh Facebook, Google |
![]() | Năm 2021, số thuế thu được từ Facebook, Google lên tới hàng trăm tỷ đồng |
![]() |
Việc kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đang trở nên phổ biến. Ảnh: Internet. |
Nhiều khó khăn trong thu thuế
Với sự phát triển của nền kinh tế số, cộng với 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19, việc kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) trở nên phổ biến.
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, trên cơ sở khai thác thông tin, hiện tại Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT (trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài; tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt/ngày.
Nhờ các biện pháp siết chặt quản lý thuế, tính từ năm 2018 đến đầu tháng 5/2022, các đơn vị này đã khai, nộp thuế với tổng số tiền hơn 5.111 tỷ đồng, trong đó, có một số tập đoàn lớn như Facebook đã đóng thuế 1.965 tỷ đồng; Google đóng thuế 1.902 tỷ đồng; Microsoft đóng thuế 651 tỷ đồng.
Đặc biệt, đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh TMĐT, lũy kế đến đầu tháng 5/2022 (số liệu cập nhật đến ngày 23/5/2022), cơ quan Thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu là khoảng 735 tỷ đồng, trong đó, chỉ riêng số thu 4 tháng đầu năm 2022 đã đạt 176 tỷ đồng.
Để quản lý hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các hoạt động giao dịch điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số. Tuy nhiên, những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý thuế. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là khả năng quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Trong điều kiện nền kinh số, các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế trong khi doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.
Khó khăn thứ hai được Tổng cục Thuế chỉ ra là không xác định được căn cứ tính thuế. Trên môi trường số, các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website hiện diện ở một khu vực thị trường nào đó mà không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế tại đó. Điển hình cho hoạt động này là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội. Ngoài ra, trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh. Ví dụ, điển hình là doanh thu liên quan đến phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, các ứng dụng đăng tải trên mạng,... rất khó để xác định số tiền chi trả cho bản quyền, phí dịch vụ hay lợi nhận kinh doanh. Ngoài ra, mô hình kinh tế chia sẻ cũng đặt ra nhiều câu hỏi trong việc xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh làm căn cứ tính thuế giá trị gia tăng, nghĩa vụ khai thuế, ví dụ như việc xác định mô hình của Grab là kinh doanh dịch vụ vận tải hay chỉ là cung cấp dịch vụ kết nối.
Đặc biệt, Tổng cục Thuế cũng cho biết, trong kinh doanh TMĐT, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế số thì những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng rất đa dạng như: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán ngang hàng (P2P), tiền điện tử...
Ở Việt Nam, việc kiểm soát giao dịch kinh doanh thương mại điện tử trong nước khó khăn hơn khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Thực hiện truy vết thông tin
Mặc dù quản lý thuế TMĐT còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng không thể phủ nhận thời gian qua ngành Thuế đã không ngừng nỗ lực trong công tác quản lý thuế.
Đơn cử như tại Cục Thuế Hà Nội, chỉ tính riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số đã đóng góp cho thu ngân sách trên địa bàn khoảng 14.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6% tổng thu và 10% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Số thu từ nhóm cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Facebook…) có doanh thu và mức đóng thuế cao.
Hiện Cục Thuế Hà Nội đã quản lý chặt chẽ, đầy đủ đối tượng nộp thuế ở một số nhóm hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Theo đó, với nhóm có thu thập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook..., Cục Thuế đã đưa vào quản lý 465 cá nhân với số thuế đã nộp 56 tỷ đồng. Đối với nhóm kinh doanh bán hàng online, Cục Thuế đang quản lý dữ liệu của trên 32.000 địa chỉ bán hàng online qua thu thập thông tin từ trung gian vận chuyển, trong đó, gần 3.400 cơ sở có doanh thu trên 100 triệu/năm. Qua rà soát, Cục Thuế Hà Nội cũng đã đưa vào quản lý trên 1.300 người nộp thuế với số nộp 12 tỷ đồng. Việc triển khai rà soát trên 2.000 cơ sở bán hàng online còn lại đang được Cục Thuế Hà Nội tiến hành.
Với nhóm kinh doanh cho thuê nhà trực tuyến qua ứng dụng, Cục Thuế đang quản lý dữ liệu của 756 chủ cơ sở với trên 2.300 địa chỉ cho thuê nhà, trong đó có 49 chủ cơ sở có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, doanh thu ước tính 10 tỷ đồng.
Hiện Cục Thuế Hà Nội đang tập trung hướng dẫn nhóm cá nhân, hộ kinh doanh - đối tượng khó quản lý hơn. Cùng với đó triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế có hoạt động TMĐT và có đầy đủ thông tin để kiểm soát, đồng thời tuyên truyền hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích các cá nhân, hộ kinh doanh tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.
Hay như tại một thành phố lớn khác là TPHCM, theo thống kê của Cục Thuế TPHCM, tại đây có hơn 20.480 trang web có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT, 572 trang web cung cấp trang TMĐT. Ngoài ra, TP cũng có 35,7% số doanh nghiệp đã xây dựng trang web độc lập với các tính năng đa dạng, cho phép người tiêu dùng đặt hàng và thanh toán trực tuyến.
Chia sẻ về các biện pháp chống thất thu, Cục Thuế TPHCM cho biết, trước hết, cơ quan Thuế sẽ ban hành văn bản tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo đúng quy định. Cục cũng liên tục thực hiện công tác truy vết thông tin để đấu tranh chống thất thu thuế với từng nhóm đối tượng cụ thể.
Để chống thất thu thuế hiệu quả, hiện Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đã phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin. Theo đó, Bộ Tài chính đã ký thỏa thuận, phối hợp công tác với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, đang xây dựng thỏa thuận phối hợp công tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an. Theo đó, các bộ, ngành đã thống nhất nguyên tắc phối hợp trong công tác quản lý TMĐT như chia sẻ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin và phối hợp sửa đổi chính sách pháp luật để tăng cường công tác quản lý TMĐT nói chung và quản lý thuế nói riêng.
Để quản lý thuế trong nền kinh tế số, hiện nay, Tổng cục Thuế đang tiếp tục hiện đại hoá công tác quản lý thuế để hỗ trợ nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức điện tử tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng giải pháp kỹ thuật, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin từ các sàn giao dịch TMĐT và thông tin từ các cơ quan nhà nước có liên quan để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế đối với TMĐT.
|
Tin liên quan

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm
16:04 | 19/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng
15:48 | 19/04/2025 Thuế

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng
13:57 | 18/04/2025 Thuế

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
15:52 | 19/04/2025 Tiêu dùng

Niềm tin người tiêu dùng – “rào cản" của thương mại điện tử
15:46 | 19/04/2025 Thương mại điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ sữa giả
11:13 | 18/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả
21:37 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm
14:56 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
20:22 | 16/04/2025 Tiêu dùng

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử
09:06 | 16/04/2025 Thương mại điện tử

Đưa công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa
16:30 | 15/04/2025 Tiêu dùng

Bộ Công Thương nói gì về vụ sữa giả vừa được Công an triệt phá?
22:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Cần chế tài đủ mạnh đối với hoạt động quảng cáo sai sự thật
16:19 | 14/04/2025 Tiêu dùng

Thách thức của nhà bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử
09:06 | 14/04/2025 Thương mại điện tử

Gia tăng pháp lý và an toàn giao dịch trên các sàn thương mại điện tử
11:20 | 11/04/2025 Thương mại điện tử

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt
16:31 | 10/04/2025 Tiêu dùng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy

Xử lý tờ khai hải quan áp dụng thuế GTGT chưa đúng

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản
