Y tế cơ sở: Bệ đỡ chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô
Hiệu quả rõ ràng
Nếu như thời gian trước, người dân Thủ đô khi mắc các bệnh lý nội khoa phức tạp đều phải nhờ tới các bệnh viện đặc biệt như Bạch Mai hay K, nhưng hiện nay với sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội đặt tại Bệnh viện Xanh Pôn, việc phát hiện, tầm soát cũng như điều trị cho bệnh nhân một số bệnh lý nguy hiểm về tiêu hóa dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, hiện có tới 80% số người mắc ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn muộn, đánh mất đi cơ hội điều trị sớm. Do vậy, tháng 3/2017, được sự đồng ý của lãnh đạo TP. Hà Nội, Trung tâm đã tiến hành Chương trình tầm soát ung thư đại trực tràng miễn phí hướng tới người 40 tuổi trở lên có thẻ BHYT nhằm phát hiện sớm, tầm soát miễn phí ung thư đại trực tràng trong cộng đồng.
Kết quả sau hơn 1 năm triển khai, Trung tâm đã tầm soát sớm ung thư đại trực tràng cho hơn 115.000 người dân trên 40 tuổi tại địa bàn 104 xã, phường của 8 quận, huyện (Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Ba Đình, Long Biên, Đống Đa, Sóc Sơn và Thanh Trì).
Theo bà Quỳnh Anh, việc tầm soát giúp phát hiện sớm những polyp, tổn thương tiền ung thư. Từ đó, kịp thời cắt bỏ, ngăn ngừa tiến triển thành ung thư. “Khi phát hiện ở dạng polip, chỉ cần một phẫu thuật nhỏ với chi phí chỉ khoảng 2 triệu đồng, nghỉ ngơi 1 ngày, bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời, polip có thể phát triển thành khối u ung thư đại trực tràng, nguy hiểm tới tính mạng người dân”, bà Nguyễn Quỳnh Anh cho biết.
Hiện tại, theo bà Quỳnh Anh, chương trình này đang tiếp tục được mở rộng tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố, gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Xuân, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Xuyên.
“Sự ra đời của Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội với hệ thống tầm soát ung thư tiêu hóa hiện đại có công suất 320 test/giờ, trong vòng 5 năm tới mỗi năm Hà Nội sẽ có khoảng 5.000 - 10.000 người được phòng ngừa bệnh ung thư và hàng nghìn người sẽ được chữa trị sớm, hoàn toàn có thể khỏi bệnh”, bà Quỳnh Anh hào hứng cho biết.
Để hoạt động tầm soát ung thư đại trực tràng đem lại hiệu quả đến với tất cả người dân Thủ đô, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Sở Y tế cùng với hệ thống 41 bệnh viện, 30 trung tâm y tế, 52 phòng khám đa khoa và 584 trạm y tế phường, xã của Hà Nội triển khai chương trình. Theo đó, thông qua các bệnh viện, phòng khám, trung tâm và các trạm y tế phường, xã, người dân sẽ được lấy mẫu bệnh tại nhà rồi tập trung gửi đến Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội để xét nghiệm. Sau đó, kết quả sẽ được gửi về các cơ sở y tế địa phương đã thu thập mẫu. Toàn bộ quá trình xét nghiệm hoàn toàn tự động và mã hóa code cho từng mẫu để tránh nhầm lẫn tuyệt đối và bảo mật thông tin.
Nâng cao vị thế y tế cơ sở
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, hiện nay, hệ thống y tế cơ sở Hà Nội có 30 trung tâm y tế, 30 phòng y tế, 18 bệnh viện huyện, 584 trạm y tế xã/phường/thị trấn, 4 nhà hộ sinh, 53 phòng khám đa khoa khu vực, mạng lưới y tế thôn bản và cộng tác viên y tế phủ khắp.
Người bệnh đang điều trị tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội. Ảnh: DN |
Về vai trò của các trạm y tế xã- nơi gác cổng ban đầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện các trạm y tế đã phát huy được vai trò của y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thiết yếu, quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông thường của nhân dân trên địa bàn. Các bệnh viện đã thực hiện được các kỹ thuật đúng tuyến, nhiều bệnh viện đã thực hiện được kỹ thuật vượt tuyến như mổ sọ não; 100% các bệnh viện huyện đã thực hiện mổ nội soi... số lượt khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện ngày càng tăng, công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện đều đạt trên 100%.
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở, từ năm 2008 đến nay thành phố đã đầu tư kinh phí để xây dựng các trạm y tế thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế xã, xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng theo đúng mẫu thiết kế của Bộ Y tế cho 202 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Riêng trong năm 2017 thành phố, các huyện đã đầu tư xây dựng với kinh phí trên 150 tỷ đồng cho 23 xã chưa đạt chuẩn để đảm bảo 100% các xã có cơ sở vật chất trạm y tế đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngành Y tế Hà Nội luôn đặt mục tiêu tăng cường đào tạo, thu hút bác sĩ về công tác tại y tế cơ sở bằng các chính sách đãi ngộ phù hợp, tạo môi trường làm việc thuận lợi để bác sỹ yên tâm công tác, gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho y tế cơ sở.
Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tích đáng ghi nhận, trong công tác y tế cơ sở vẫn tồn tại nhiều khó khăn nhất định như tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của một số trạm y tế còn chậm. Nguồn nhân lực công tác tại các trạm y tế còn khó khăn.
Cụ thể, theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, hiện toàn TP mới có 502/584 trạm y tế có bác sỹ thuộc biên chế, còn lại 82 trạm y tế có bác sỹ tăng cường từ trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện. Công tác đào tạo cán bộ y tế cơ sở về y học gia đình chưa đáp ứng nhu cầu. Công tác triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân còn hạn chế về mặt chất lượng hồ sơ, phần mềm quản lý hồ sơ còn chậm...
Để tăng cường đào tạo bác sỹ cho y tế xã, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ngành Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo liên thông cho bác sĩ y học dự phòng. Từ nay đến cuối năm 2018, tiếp tục cử 103 bác sỹ đa khoa đang công tác tại trạm y tế đi học chứng chỉ bác sỹ gia đình, phủ kín toàn bộ 403 trạm y tế có bác sỹ đa khoa được học chứng chỉ bác sỹ gia đình.
Đồng thời, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thời gian tới Hà Nội tiếp tục triển khai khám chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình tại 100% các trạm y tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hạn chế tình trạng bác sĩ phải ghi chép nhiều sổ sách, nhập số liệu. Đồng thời, kết nối và thực hành thành thạo các phần mềm phục vụ hoạt động chuyên môn và thanh toán BHYT cho người dân.
"Ngoài ra, các đơn vị chức năng cần tính toán để có cơ chế, chính sách phù hợp trong việc chi trả cho hoạt động khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế, giảm chi phí phải chi trả từ tiền túi của người dân, mở rộng danh mục thuốc để người dân được hưởng lợi từ việc khám và điều trị tại trạm y tế", ông Nguyễn Khắc Hiền nói.
Tin liên quan
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics