Y đức và thủ tục phiền hà vẫn làm khó cho dân
Những bất cập hiện nay trong khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế đã được ĐB Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) mô tả: “Bác sĩ lo việc chỉ định xét nghiệm, kê đơn thuốc ngoài danh mục của bảo hiểm y tế. Còn cơ quan quản lý quỹ thì lo lắng về thâm hụt quỹ và lạm dụng quỹ”.
Còn ĐB Nguyễn Minh Phương (TP Cần Thơ) lại cho rằng, tình trạng chậm cải thiện y đức, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và cách ứng xử của một số cán bộ nhân viên y tế đã gây bức xúc cho người dân và dư luận xã hội. “Tai biến y khoa là tai nạn nghề nghiệp không ai mong muốn nhưng đối với ngành y sai sót này đã làm giảm sút lòng tin của nhân dân”, ĐB Phương nói.
Bội chi quỹ bảo hiểm y tế
Theo ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) phân tích những con số từ báo cáo giám sát: Từ năm 2010 - 2012 về tổng thể quỹ bảo hiểm y tế có kết dư. Tuy nhiên nhiều tỉnh số thành phố bội chi cụ thể là 2010 có 14 tỉnh, 2011 là 26 tỉnh và khả năng 2012 số bội chi của bảo hiểm y tế sẽ gia tăng do thực hiện điều chỉnh khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.
Luật BHYT quy định 25 nhóm đối tượng tham gia BHYT và lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, theo đó, đến năm 2014, 3 nhóm cuối cùng phải tham gia BHYT đó là nhóm thân nhân người lao động, xã viên hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam, với mức thu nhập bình quân đầu người là 1.749 USD/người/năm (2012), việc đạt được tỷ lệ gần 70% dân số tham gia BHYT là sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. (Báo cáo giám sát của UBTVQH) |
“Về vấn đề này tôi đề nghị phải soát xét kỹ những hạn chế bất cập trong việc thực hiện các chính sách về giá thuốc trong khám, chữa bệnh, nhất thiết không để mất cân đối trong nguồn tài chính dẫn đến những danh mục thuốc khám, chữa bệnh có ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Tôi đề nghị cân nhắc việc giải quyết vượt trần và vượt quỹ khám, chữa bệnh ngành y tế, nguyên tắc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt trần tuyến hai”- ĐB Đinh Thị Phương Lan nói.
Bởi theo ĐB, thực tế cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn chưa xử lý xong chi phí khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt trần tuyến hai năm 2011 tại 50 tỉnh thành phố và tổng số tiền là 638 tỷ đồng và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thanh toán tiền thuốc cho các công ty cung ứng thuốc.
Để từng bước giảm dần bội chi bảo hiểm y tế vì nguyên nhân lạm chi, vi phạm trong quản lý khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, sự mất cân đôi trong thụ hưởng giữa các nhóm đối tượng, ĐB bày tỏ thống nhất với phần kiến nghị trong báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bên cạnh phương thức thanh toán phù hợp thì việc giám sát thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cũng cần thiết và xây dựng cơ chế để khuyến khích tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Ngoài ra, cần tăng ngân sách để thực hiện chính sách an sinh xã hội, phân bổ ngân sách theo hướng chuyển từ chi ngân sách bệnh viện sang cấp ngân sách hỗ trợ nhân dân tham gia bảo hiểm y tế cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế nhằm tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế và quyền lợi bảo hiểm y tế của người dân.
ĐB Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng) lại đánh giá cao khi từ chỗ bội chi đến năm 2012 quỹ bảo hiểm y tế đã có kết dư lũy kế gần 13.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ĐB quan tâm đến tình trạng ép chi khi bội chi quỹ bảo hiểm y tế. Hiện nay mức đóng bảo hiểm y tế của nước ta còn thấp nên tổng quỹ bảo hiểm y tế không nhiều.
“Nếu không nâng mức đóng bảo hiểm y tế sẽ không đủ chi. Ngược lại nếu nâng mức bảo hiểm y tế thì ảnh hưởng đến người dân. Khoa học ngày càng phát triển thì tiền chi cho việc áp dụng kỹ thuật cao, đắt tiền ngày càng tăng dễ làm bội chi quỹ. Do đó bảo hiểm xã hội tìm mọi cách hạn chế người cung cấp dịch vụ y tế bằng việc khống chế số dịch vụ kỹ thuật áp dụng trên một người bệnh. Chính điều này đã làm cho các bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh phát hiện bệnh nhân chậm hơn, chất lượng điều trị kém hơn”, ĐB Nghĩa phân tích.
Bởi theo ĐB, về mặt nhân văn người dân hoàn toàn được quyền thụ hưởng những thành tựu tiến bộ của y học hiện đại. Để giải quyết vấn đề trên ĐB đề nghị xem xét nâng mức đóng bảo hiểm y tế của người dân trong một chừng mực nhất định. Đồng thời nhà nước cần có quỹ bổ trợ phù hợp đối với việc thanh toán chi phí bảo hiểm thì không do bảo hiểm xã hội thực hiện mà cần có một bộ phận trung gian giám định chi độc lập.
Cấp trùng thẻ, lãng phí ngân sách hơn 340 tỷ đồng
ĐB Nguyễn Minh Phương (TP Cần Thơ) tỏ ý nghi ngờ: Dù bảo hiểm xã hội ước tính người tham gia bảo hiểm xã hội năm 2013 là 71,2% nhưng con số này tôi nghĩ đã trùng lặp và tính luôn các đối tượng trùng thẻ bảo hiểm y tế ở các đối tượng do NSNN hỗ trợ. Vì qua báo cáo, kiểm tra, giám sát 42 tỉnh đã phát hiện trùng 800.000 thẻ với số tiền ngân sách bỏ ra hơn 342 tỷ đồng là vô cùng lãng phí.
Theo ĐB, việc quản lý khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người không bệnh đến khám, thuê người đi khám và mang thuốc bán trở ra bên ngoài.
Do đó, ĐB đề nghị bảo hiểm Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện phần mềm quản lý khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thống nhất trong cả nước và kết nối với nhau từ cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu đến cả tuyến trung ương. Mỗi người chỉ có 1 mã thẻ bảo hiểm y tế cho riêng mình để công tác quản lý bảo hiểm y tế được chính xác, đạt hiệu quả cao, hạn chế tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đồng thời theo dõi xuyên suốt quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.
ĐB Nguyễn Thị Phương Đào (Bến Tre) bức xúc: Nguyên nhân chính là do khâu quản lý, cập nhật chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, các cấp trung ương và địa phương.
“Mặc dù thời gian qua bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng thông tin trong hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội, nhưng kế hoạch này cũng chỉ dừng lại ở việc xử lý nghiệp vụ độc lập tại các đơn vị bảo hiểm xã hội cấp huyện, một phần ở cấp tỉnh và giám định viên các cơ sở khám, chữa bệnh. Dữ liệu nghiệp vụ còn phân tán, chia cắt, ít có sự liên thông với nhau, chưa hình thành được hệ thống quản lý lưu trữ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế” là những nguyên nhân khiến việc quản lý thẻ còn lỏng lẻo, gây thất thoát lãng phí lớn được ĐB Nguyễn Thị Phương Đào đề cập.
ĐB Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) đề nghị Chính phủ cần quy định cụ thể rõ ràng trách nhiệm trong việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế để tránh tình trạng cấp trùng thẻ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước và tránh tình trạng cấp thẻ muộn làm ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh của người dân…
Những lời phát biểu của ĐB Lê Khánh Nhung (Quảng Bình) cũng khiến chúng ta suy nghĩ. ĐB nói: Để tránh thái độ phân biệt đối xử trong khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm và trong khám, chữa bệnh bằng dịch vụ thì cần tạo một môi trường thuận lợi để thực hiện vấn đề này. Cụ thể môi trường thuận lợi này như thế nào thì cần phải tiếp tục nghiên cứu, đó là một môi trường để cán bộ y tế không muốn, không dám và không thể làm sai y đức. Ví dụ vừa qua Bộ Y tế đã chấn chỉnh y đức bằng cách cung cấp đường dây nóng, bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Cung ứng thuốc KCB theo bảo hiểm y tế: Năm 2012, đã có 46/63 tỉnh áp dụng đấu thầu tập trung theo tỉnh, 7 tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu đại diện, 10 tỉnh đấu thầu theo từng đơn vị, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bộ, ngành khác tự tổ chức đấu thầu. Việc đấu thầu, cung ứng cơ bản đã đảm bảo có đủ thuốc thuộc danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Việc áp dụng cơ chế đấu thầu mới theo Thông tư 01 từ đầu năm 2013, bước đầu đã giảm chi phí mua thuốc, có nơi giảm 10-20% . Tỷ trọng chi cho thuốc chiếm khoảng 60% tổng chi phí KCB bảo hiểm y tế. (Trích Báo cáo giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH) |
Tin liên quan
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
08:58 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Viettel và Qualcomm nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện
Nợ thuế XNK, 4 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ động phòng ngừa khi kinh doanh trên không gian mạng
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan