Xuất khẩu dệt may vào Nam Mỹ quá khiêm tốn so với tiềm năng
Xuất khẩu dệt may sang châu Phi: Trị giá khiêm tốn so với tiềm năng | |
Đối thủ tăng tốc, xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều khó khăn | |
“Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Phát biểu tại “Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam-Nam Mỹ” tối ngày 9/5, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: từ trước tới nay trong quan hệ thương mại với các nước Nam Mỹ, Việt Nam mới chỉ là cái tên quen thuộc với một số thành viên nhất định như Brazil, Argentina, Chile, Peru…
Chưa có nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng khu vực Nam Mỹ biết đến các sản phẩm thời trang đa dạng của Việt Nam. Trong khi đó, ngành sản xuất dệt may của Việt Nam đang rất phát triển, đáp ứng được nhiều đơn hàng lớn với yêu cầu cao từ nhiều thị trường trên thế giới.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin thêm: Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số trên 437 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người khá cao.
Tuy nhiên, xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam sang khu vực này rất khiêm tốn. Cụ thể như, xuất khẩu sang Brazil từ 150-200 triệu USD/năm; xuất khẩu sang Chile từ 70-90 triệu USD/năm; xuất khẩu sang Argentina từ 30-40 triệu USD/năm; xuất khẩu sang Peru từ 30-40 triệu USD/năm.
Brazil đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ. Ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil tại Đông Nam Á.
Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có hàng thời trang rất được người tiêu dùng Brazil quan tâm. Mặc dù vậy, thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn rất khiêm tốn, chỉ ở mức 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của Brazil.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2021.Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%; Việt Nam nhập khẩu từ Brazil đạt 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may đạt 12,73 triệu USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với Chile, hiện dệt may và giày dép là hai nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Chile nhưng kim ngạch cũng còn khiêm tốn.
Lý giải cho vấn đề khối lượng cũng như trị giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ còn hạn chế, ông Lê Hoàng Tài nêu rõ: nguyên nhân cơ bản bởi vị trí địa lý xa xôi cùng văn hoá khác biệt. Các doanh nghiệp Việt Nam và Nam Mỹ còn thiếu thông tin về năng lực và nhu cầu của nhau.
“Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại sang khu vực Nam Mỹ còn thiếu và yếu. Một số nền kinh tế khu vực Nam Mỹ có độ mở chưa cao”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nói.
Bộ Công Thương nhận định, khu vực Nam Mỹ là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu nhiều loại hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng thời trang. Hiện nhiều nước Nam Mỹ đánh giá Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng ở khu vực châu Á.
Đến nay, Việt Nam đã thành lập cơ chế đối thoại với nhiều nước khu vực Nam Mỹ bao gồm: Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại và đầu tư cũng như Ủy ban hỗn hợp kinh tế thương mại và kỹ thuật với Brazil. Đây là các kênh trao đổi thông tin, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Các Thương vụ Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ cho rằng, sau dịch Covid-19 các quốc gia trong khu vực đều có xu hướng định hình lại chuỗi cung ứng, đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là ở các quốc gia giữ được sự ổn định trong dịch bệnh.
Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, trong đó có hàng thời trang đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gia tăng sự hiện diện tại khu vực Nam Mỹ nhằm nâng cao thị phần và trị giá xuất khẩu trong thời gian tới.
Tin liên quan
Triển vọng đơn hàng xuất khẩu dệt may 2023 không khả quan
13:33 | 02/11/2022 Kinh tế
“Cửa sáng” xuất khẩu vào Mỹ qua thương mại điện tử
14:42 | 14/10/2022 Xuất nhập khẩu
Khó khăn bủa vây, doanh nghiệp dệt may nỗ lực xoay xở
09:34 | 05/10/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK