Xuất khẩu dệt may sang châu Phi: Trị giá khiêm tốn so với tiềm năng
![]() | 6 giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang châu Á-châu Phi |
![]() | Hàng Việt “đổ bộ” châu Phi |
![]() | Sản xuất thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi vào đầu quý 3/2021 |
![]() |
Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia XK hàng dệt may lớn trên thế giới, song trị giá XK dệt may sang châu Phi còn khá khiêm tốn. Ảnh: N.Thanh |
Nam Phi, Nigeria, Kenya nhu cầu lớn
Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), châu Phi có quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển. Tại nhiều nước châu Phi, ngành công nghiệp dệt may còn chưa phát triển dù có nguồn bông nguyên liệu dồi dào. Lục địa này sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ đầy triển vọng cho mặt hàng dệt may, da giày do thu nhập của người dân được cải thiện, gu thẩm mỹ và sở thích thời trang đa dạng. Đáng chú ý, các nước châu Phi, nhất là Nam Phi, Nigeria, Kenya là những nước có nhu cầu lớn về hàng dệt may, da giày.
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại thông tin thêm, mặc dù Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia XK hàng dệt may lớn trên thế giới, song trị giá XK của nhóm hàng này sang châu Phi còn khá khiêm tốn. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: năm 2021, châu Phi NK từ Việt Nam 0,05 tỷ USD hàng dệt may, giảm 80,77% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, thị trường này XK sang Việt Nam 0,01 tỷ USD hàng dệt may, giảm 85,72% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng XK hàng dệt may, da giày vào châu Phi, bởi mặt hàng này có những lợi thế cạnh tranh như chi phí lao động thấp hơn so với nhiều nước châu Á, trong khi kỹ năng, tay nghề may tốt và năng suất, chất lượng cao. “Đáng chú ý, ngoài việc XK sang thị trường này, DN Việt Nam có thể xem xét khả năng đầu tư tại một số thị trường lớn tại châu Phi để tận dụng nguồn nhân công và nguyên liệu giá rẻ, sẵn có để sản xuất hàng dệt may phục vụ nhu cầu nước sở tại và XK”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.
Từ góc độ đại diện cho tiếng nói của DN dệt may, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng dư địa thị trường châu Phi cho các mặt hàng dệt may Việt Nam còn rất lớn. Kinh tế khu vực này tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, trong đó có sản phẩm dệt may. Trong khi đó, hiện đã có 43/55 nước châu Phi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên các nước này đã dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan cũng như giảm thuế NK.
Một yếu tố khác được bà Nguyễn Thị Tuyết Mai đề cập tới là người dân ở nhiều nước châu Phi có thiện cảm với con người, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây cũng là một lợi thế cho hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng dệt may Việt Nam nói riêng tăng thị phần tại khu vực này. “Hy vọng các DN châu Phi có thể tham gia đầu tư vào các công đoạn trong chuỗi sản xuất xanh, bền vững các sản phẩm thời trang của Việt Nam để cùng hợp tác, phát triển. Ngược lại, các DN dệt may Việt Nam cũng có thể tăng NK bông nguyên liệu từ khu vực Tây Phi, Trung Phi... cũng như nghiên cứu đầu tư sản xuất tại các nước châu Phi để tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu của những nước này”, bà Mai nói.
Cẩn trọng tránh bị lừa đảo
Dù tiềm năng XK hàng hoá của Việt Nam nói chung, hàng dệt may nói riêng sang thị trường châu Phi còn lớn, nhưng đại diện Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Phi khuyến cáo: DN Việt Nam cần thận trọng trong giao thương với đối tác châu Phi. Tình trạng lừa đảo trong giao dịch đã xảy ra. Đối tượng chấp nhận bất cứ giá chào hàng NK nào từ DN Việt Nam hoặc đối tượng chào hàng XK sang Việt Nam với giá thấp sau đó yêu cầu trả 1 khoản phí/đặt cọc rồi chiếm dụng… Ngoài ra, trong hợp tác với DN châu Phi, DN Việt Nam cần quan tâm tới tập quán kinh doanh, thời gian, đặc biệt là ngôn ngữ để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Ông Trần Hùng Cường, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria lưu ý, trong XK vào Nigeria, hiện tượng lừa đảo trong giao dịch kinh doanh tại Nigeria nói riêng và khu vực Tây Phi nói chung vẫn thường diễn ra. Hình thức lừa đảo của các đối tượng tương đối đa dạng, có thể lừa đảo trong đấu thầu, trong XNK hàng hoá. Đáng chú ý, đối tượng lừa đảo thường ký hợp đồng XK hàng hóa cho các DN Việt Nam, thực hiện giao 1-2 hợp đồng đúng thời hạn, chất lượng sản phẩm tốt nhằm tạo ra sự tin tưởng. Từ hợp đồng thứ ba, đối tượng yêu cầu DN Việt Nam chuyển tiền đặt cọc từ 30- 50% trị giá hợp đồng, chiếm đoạt số tiền này và không giao hàng.
Bên cạnh đó, DN cũng gặp khó khăn trong thanh toán khi hầu hết các nước khu vực Tây Phi sử dụng hình thức thanh toán có độ rủi ro nhất định. Việc thẩm tra, xác minh kỹ đối tác là cần thiết để tránh rủi ro khi ký hợp đồng XK, NK. DN cũng nên áp dụng hình thức thanh toán thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (L/C), đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nigeria nói. Ông Cường khuyến cáo, trường hợp thanh toán theo hình thức đặt cọc, DN nên yêu cầu đối tác đặt cọc từ 30-50% giá trị đối với các đơn hàng mới và lần đầu; không nên chuyển tiền với bất cứ hình thức nào khi đối tác đề nghị như phí môi giới, phí luật sư...
Với hoạt động NK về Việt Nam, DN cần tiến hành kiểm định hàng hóa tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu hoặc thuê các công ty kiểm định có uy tín để đảm bảo chất lượng. Trong giai đoạn đầu, DN nên sang trực tiếp để gặp gỡ nhà cung cấp, giám sát việc thu mua và chất hàng lên tàu…
Tin liên quan

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm
21:32 | 28/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Dệt may Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số
14:54 | 28/07/2025 Thương mại điện tử

Thị trường EU - “Vùng trú ẩn” của tôm xuất khẩu giữa biến động thuế quan
16:23 | 28/07/2025 Xu hướng

Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản
20:35 | 28/07/2025 Cần biết

Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
15:00 | 26/07/2025 Cần biết

Hạt tiêu Việt tăng giá ngược chiều thế giới
12:10 | 26/07/2025 Xu hướng

Giải pháp logistics hiệu quả, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
21:51 | 25/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt trên hành trình xây dựng thương hiệu toàn cầu
17:58 | 25/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

63% cao su Việt đến từ hộ nhỏ: Bài toán hóc búa trước quy định chống mất rừng của EU
15:05 | 25/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu cá ngừ trước nhiều thách thức
12:50 | 25/07/2025 Xu hướng

Hơn nửa năm, một nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 51 tỷ USD
14:47 | 24/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Ngành Điều đưa ra khuyến cáo đối với doanh nghiệp để tránh bị xử phạt
11:38 | 24/07/2025 Cần biết

VILOG 2025: “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”
09:48 | 24/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Việt Nam sẽ giữ vững tăng trưởng 6,3%
09:48 | 24/07/2025 Xu hướng

Phân bón Việt đạt chuẩn cao nhất tại Úc
09:13 | 24/07/2025 Xu hướng

Vietrade và Amazon Global Selling hợp tác đưa hàng hóa thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu
13:45 | 23/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển trái phép 260.000 lít dầu DO

Xuất nhập khẩu có chiều hướng giảm

Tháo gỡ vướng mắc kéo dài cho doanh nghiệp nông sản

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Phân khúc đất nền “hạ nhiệt”, bước vào giai đoạn thận trọng

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Điện Biên
09:09 | 25/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cơ cấu tổ chức Thuế tỉnh Phú Thọ
15:00 | 22/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Ông Nông Phi Quảng làm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực VII
09:17 | 22/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Ông Bùi Khánh Toàn làm Trưởng Thuế thành phố Đà Nẵng
10:43 | 21/07/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thông tin nhân sự lãnh đạo và trưởng các đơn vị thuộc Cục Thuế
16:19 | 16/07/2025 Infographics

Hải quan Cha Lo phát hiện nhiều vi phạm khai sai tên hàng, chủng loại

Hải quan khu vực V đào tạo ứng dụng AI hỗ trợ công việc hải quan

Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng: Dấu ấn từ những chuyến tàu hàng

Cục Thuế tổ chức hoạt động tri ân các Anh hùng liệt sỹ

Thuế tỉnh Quảng Ngãi tri ân các Anh hùng liệt sỹ

Hải quan phối hợp bắt đối tượng nổ súng vào Công an ở Hà Nội

CEO IPPG Lê Hồng Thủy Tiên ký kết hợp tác chiến lược với UN Women

Vinamilk "viết tiếp câu chuyện hòa bình" bằng tranh và hành động

Viettel Telecom: Khát vọng dẫn đầu trong hành trình trở thành công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam

Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội: Đào tạo gắn kết doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho sinh viên

Trang trại Vinamilk Green Farm dưới lăng kính phát triển bền vững có gì đặc biệt?

MB tích hợp tính năng xuất hoá đơn điện tử ngay trên loa thanh toán MB

Xác định nghĩa vụ lập hoá đơn GTGT khi thu hộ, chi hộ

Nợ phí hải quan trên Hệ thống kế toán thuế tập trung

Xác định thời điểm nộp thuế bảo vệ môi trường

Làm rõ quy định thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản

Điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Bài 6: Miễn, giảm thuế TNCN cho nhà khoa học: Động lực chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Logistics vùng - đòn bẩy để nông sản Việt vươn ra toàn cầu

Đề xuất tăng mức phạt đối với các thủ đoạn sản xuất hàng giả mới

Dệt may Việt Nam cần tận dụng thương mại điện tử để khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế số

Giá thịt lợn giảm mạnh do người tiêu dùng lo dịch bệnh

Các dấu hiệu nhận biết sớm thịt lợn bị nhiễm dịch tả

Cuộc đua giành thị phần gay gắt, hơn 80.000 gian hàng đã "bốc hơi" khỏi sàn

Đà tăng đứt gãy, xuống tiền mua vàng có rủi ro?

Chính phủ chỉ đạo bảo đảm thông suốt hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh

Hoàn thành xây dựng 21 dự án nhà ở thương mại

Nhiều dự án bất động sản nhà ở vào tầm ngắm thanh tra năm 2025
