“Xanh hoá” ngành dệt may để xuất khẩu bền vững
Đơn hàng tốt lên, xuất khẩu dệt may sẽ khởi sắc ngay năm 2022? | |
Bức tranh lợi nhuận đối lập trong ngành dệt may | |
Hiệp hội Dệt may đề nghị dừng thu phí cảng biển, giảm giá điện |
Trong năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu XK đạt 43 – 43,5 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh |
Xuất khẩu “về đích” 38,5 tỷ USD
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 10 tháng năm 2021, XK dệt may đạt 32 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả cụ thể của một số sản phẩm chủ lực: May mặc đạt 23,8 tỷ USD, vải đạt 2 tỷ USD, sợi các loại đạt 4,5 tỷ USD, vải không dệt đạt 636 triệu USD và phụ liệu may đạt 1,428 tỷ USD. “Trong điều kiện dịch bệnh, ngành dệt may vẫn đạt được kết quả khả quan như vậy là nhờ liên kết chuỗi. Các DN đã hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là các DN phía Bắc hỗ trợ DN phía Nam”, ông Giang nói.
Chủ tịch Vitas phân tích thêm: Năm nay, ngành dệt may có những cơ hội về giá, đơn hàng dồi dào nhiều hơn so với năm 2020. Dự kiến, XK dệt may cả năm 2021 sẽ đạt 38 – 38,5 tỷ USD. Đáng chú ý, trong năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu XK đạt 43 – 43,5 tỷ USD.
Đánh giá việc đặt ra chỉ tiêu này hoàn toàn có cơ sở, ông Giang nhấn mạnh: “Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/2021/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, góp phần thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch bệnh Covid-19, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã tạo niềm tin cho khách hàng, nhãn hàng cũng như các DN. Mặt khác, nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia có hiệu lực đang tạo thị trường tương đối rộng, toàn diện, tạo lực hút cho nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dệt may”.
Bên cạnh cơ hội XK dệt may khả quan hơn trong thời gian tới, yêu cầu “xanh hoá” ngành dệt may là một trong những vấn đề nổi cộm được DN toàn ngành dành nhiều sự quan tâm. Theo Vitas, hiện nay, đa số DN trong chuỗi cung ứng ngành hàng dệt may gia công cho các nhãn hàng lớn trên thế giới đều phải tuân thủ những yêu cầu liên quan đến “xanh hóa” trong sản xuất như: Thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường, cắt giảm phát thải. Nếu DN không có những giải pháp thay đổi trong sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững, sạch hơn, tiết kiệm nước và các nguồn tài nguyên, sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường, DN sẽ mất lợi thế cạnh tranh, thậm chí đứng trước nguy cơ bị mất đơn hàng.
Ông James Phillips, Tổng giám đốc Công ty may mặc TAL Việt Nam cho biết: Hơn 250 nhãn hàng may mặc thời trang trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử có trách nhiệm với môi trường với các nhà cung cấp. Yêu cầu đặt ra cho các DN may mặc Việt Nam gia công cho các nhãn hàng này là phải thực hiện sản xuất theo hướng “xanh hóa” một cách có hiệu quả, có lợi nhuận, phát triển. Cụ thể, nhà máy của DN sản xuất phải tiết kiệm năng lượng, nước; sử dụng nguyên liệu thân thiện và an toàn với môi trường; DN hoạt động có trách nhiệm với môi trường, xã hội…
Đẩy mạnh “xanh hoá”
Trên thực tế không phải đến thời điểm hiện tại mà chương trình “xanh hóa” ngành dệt may đã được triển khai 3 năm qua. Ông Trần Như Tùng, Trưởng ban Phát triển bền vững của Vitas đánh giá: Chương trình đã góp phần tích cực cải cách ngành dệt may Việt Nam, tác động vào hoạt động quản trị ngành và môi trường, mang lại nhiều lợi ích về xã hội, kinh tế. Sự chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may đang giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm nhẹ sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi của quá trình sản xuất đến môi trường, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín, thương hiệu của DN Việt.
Nhắc tới câu chuyện “xanh hoá” ngành dệt may, ông Giang phân tích: “xanh hóa” ngành dệt may là xu thế toàn cầu mà DN bắt buộc phải triển khai để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình được xây dựng trên nền tảng của các DN dệt may. Các nhãn hàng đánh giá sự phát triển bền vững trên cơ sở mức độ tuân thủ của DN về môi trường, xã hội, trách nhiệm đối với người lao động, người tiêu dùng toàn cầu khi sản phẩm của DN được đưa ra tiêu thụ trên thị trường thế giới cũng như trong nước.
Một số chuyên gia dệt may nhận định, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA thế hệ mới đã ký kết. Trong các FTA này đều có cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để DN hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi XK, tăng uy tín và thương hiệu của DN, của ngành dệt may đối với người tiêu dùng. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình “xanh hóa” nhanh ngành dệt may là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn tiếp theo.
Ở góc độ khó khăn, việc áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững cũng là thách thức không nhỏ với DN quy mô nhỏ và vừa vì nguồn tài chính còn hạn chế, thiếu đội ngũ nhân sự triển khai. Trong bối cảnh đó, mỗi DN cần chủ động đề ra những bước đi phù hợp với điều kiện của DN. Ngành dệt may Việt Nam cũng cần có chiến lược tự chủ hơn trong nguồn cung nguyên liệu, đặc biệt là phát triển sản xuất vải trong nước; xây dựng nguồn nhân lực với tư duy phát triển bền vững.
“Nhận thức của cộng đồng DN, nhất là người đứng đầu, nhà quản trị có ý nghĩa quyết định đối với chương trình này. Khi mỗi DN được đánh giá là phát triển bền vững sẽ mang lại giá trị, thương hiệu cho cả ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của các DN dệt may, của Vitas, rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, các tổ chức quốc tế và nhãn hàng để chương trình “xanh hóa” ngành dệt may triển khai có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo”, ông Giang nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics