Xuất khẩu dệt may “ăn đong" từng tháng
![]() |
Với kịch bản thuận lợi nhất, XK dệt may năm nay có thể đạt 34 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Thanh |
XK dệt may giảm 15,5% so với cùng kỳ
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), 5 tháng đầu năm nay, XK dệt may đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,6% (tương đương 1,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Còn theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), giá trị XK dệt may 5 tháng qua thậm chí còn sụt giảm lên tới 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, hiện nay đã có tình trạng hàng hóa nguyên liệu về, sản xuất ra quần áo nhưng không xuất được, chất đầy kho. Khi dịch Covid-19 dần được khống chế tốt hơn tại các quốc gia, nhu cầu khẩu trang giảm xuống, trong khi nhu cầu về quần áo thông thường lại chưa thực sự đi lên.
Dự kiến 6 tháng cuối năm sẽ khá khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề, đặc biệt là về quan hệ lao động. Dù vậy, người đứng đầu Vinatex cho rằng, tất cả dự báo ở thời điểm này đều khó có độ chính xác cao. Trong tháng 6 thị trường có vẻ bão hòa về khẩu trang, đồ bảo hộ nhưng trong tình hình Trung Quốc tiếp tục bùng phát dịch Covid-19 trở lại, tình hình diễn biến dịch bệnh tại Mỹ gia tăng... thì câu chuyện lại xoay theo hướng khác.
"Liệu có trào lưu thứ hai của dịch không? Nếu có thì nhu cầu khẩu trang và đồ bảo hộ chưa kết thúc. Ngược lại, nếu dịch được kiểm soát tốt thì các thị trường mở cửa kinh doanh trở lại. Ta đang lo việc từng tháng chứ không dám nói câu chuyện chiến lược cả năm. Từng tháng nên phụ thuộc nhiều vào tình hình của thế giới", ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Riêng ở góc độ dịch được kiểm soát ngày càng tốt, nhu cầu về khẩu trang, đồ bảo hộ đi xuống, ông Trường phân tích: 5 tháng qua người dân hạn chế chi tiêu, đến nay một số nhu cầu tới ngưỡng. Quần áo cũng vậy, 5- 6 tháng không mua thì nhu cầu các sản phẩm như quần áo lót, quần áo ngủ,… phải tăng lên. Khi nhu cầu mới tăng lên, vấn đề việc làm chưa ổn định, dùng hàng hóa cơ bản giá thấp là xu hướng chính. "Bằng chứng là hiện nay các DN may áo dệt kim đang có việc đến khoảng tháng 7, 8. Khó khăn tập trung dồn vào các DN may veston cao cấp, giờ phải chấp nhận may sơ mi kiểu "basic", thậm chí đồ dệt kim cũng phải làm, phải linh hoạt ứng phó. Chưa thể nói đến giải pháp lâu dài lúc này được, bây giờ đang xử lý đơn hàng hàng tháng", ông Lê Tiến Trường nói.
Hy vọng XK quý 4 không giảm sâu
Khó khăn kéo dài hết nửa đầu năm, tình hình nửa cuối năm khó đoán định, vậy XK dệt may cả năm nay sẽ ra sao?
Trả lời câu hỏi này của phóng viên Báo Hải quan, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho rằng, con số cao nhất có thể đạt được khoảng 34 tỷ USD (trong khi mục tiêu đặt ra là 40-42 tỷ USD). Theo ông Giang, mức sụt giảm XK của quý 1, quý 2 chưa nhiều mà quý 3 mới nặng nề. Bởi những đơn hàng quay trở lại có khó khăn là phải thăm dò sức mua của nước NK, cộng với áp lực nguồn cung thiếu hụt.
"Trung Quốc là thị trường sản xuất vải lớn nhất thế giới nhưng cũng có nhiều vấn đề nội tại, có những khó khăn. Không ai nói trước được điều gì, đặc biệt hiện nay đối đầu thương mại Mỹ-Trung vẫn đang diễn biến phức tạp. Ngành dệt may nói riêng và ngành công nghiệp nói chung sẽ có những áp lực", ông Giang nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, ông Lê Tiến Trường đưa ra dự đoán thận trọng hơn, năm nay kịch bản khả quan là XK dệt may đạt 33-34 tỷ USD, giảm 15%-16% so với năm trước; kịch bản thấp nhất là XK dệt may đạt 30-31 tỷ USD, giảm 30% so với năm trước. "Hết 6 tháng dự kiến XK dệt may giảm 20% so với cùng năm trước. 8 tháng đầu năm 2019, XK dệt may tăng trưởng rất cao, song quý 4 lại XK không cao. Bởi vậy năm nay toàn ngành đang hy vọng XK quý 4 không giảm sâu so với cùng kỳ năm trước", ông Trường nói.
Trong bối cảnh hiện tại, ông Giang khuyến cáo các DN dệt may thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh, ví dụ khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống... Ngoài ra, người đứng đầu Vitas cũng mong muốn Chính phủ thúc đẩy các chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho ngành công nghiệp dệt may phát triển ổn định; đặc biệt xây dựng chuỗi kết nối giải quyết căn cơ vấn đề nguyên phụ liệu...
Tin liên quan

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD
15:53 | 13/05/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil
19:25 | 13/05/2025 Xu hướng

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc
16:26 | 12/05/2025 Cần biết

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma

Hải quan khu vực VIII bắt giữ 7 vụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT

3 đóng góp nổi bật của Hải quan khu vực III với sự phát triển của Hải Phòng

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Hải quan khu vực VIII bắt giữ 7 vụ hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT

Chủ mưu sản xuất tân dược giả lĩnh án hơn 16 năm tù

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính
