Xuất khẩu da giày không thể "về đích" 24 tỷ USD
Dệt may, da giày có hết chật vật trong nửa cuối năm? | |
Xuất khẩu da giày dự báo “cán đích” 21,5 tỷ USD | |
Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 tỷ đôi giày mỗi năm | |
Xuất khẩu da giày: Muốn bứt phá phải gỡ “nút thắt” |
Từ nay đến hết năm dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó. Ảnh: N.Huế |
1 năm lao đao
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong tháng 9/2020, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan dù tăng 4,5% so với tháng 8/2020 song vẫn giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9/2020, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, sản xuất, XK giày dép là ngành hàng điển hình chịu tác động tiêu cực do tác động của dịch bệnh Covid-19. Kim ngạch XK giày dép các loại 9 tháng năm 2020 ước đạt 12,08 tỷ USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhìn nhận về kết quả sản xuất, XK da giày 3 quý đầu năm, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) phân tích, những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức… đều giảm mạnh NK so với cùng kỳ năm trước. Trong đó điển hình là trường hợp thị trường Trung Quốc (vốn chiếm 12% thị phần XK), 9 tháng qua đã giảm nhập giày dép, túi xách Việt Nam hơn 19%.
Trong XK da giày từ đầu năm đến nay, một trong những điểm nhấn khá nổi bật là việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, qua 2 tháng Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp hơn 20.800 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 đi 28 nước EU. Kim ngạch hàng hóa cấp C/O trong tháng 8/2020 là 310 triệu USD và trong tháng 9/2020 là 519 triệu USD.
“Kim ngạch rõ ràng tăng lên, thể hiện DN đã nắm bắt được quy định để vận dụng ưu đãi. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, nông sản… Trong số đó, mặt hàng tận dụng tốt nhất cơ hội từ EVFTA là giày dép (đạt kim ngạch 385 triệu USD); tiếp dến là thủy sản (118 triệu USD), nhựa và sản phẩm nhựa (48 triệu USD)...", ông Hải nói.
Không thể "về đích" 24 tỷ USD
Từ nay đến cuối năm, dự báo đầu ra của ngành da giày sẽ tiếp tục gặp khó, bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch của Mỹ và châu Âu. Theo Bộ Công Thương, động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Để có thể tận dụng cơ hội từ Hiệp định này nhằm gia tăng XK, nhiều DN trong ngành đã lên phương án như tái cơ cấu bộ máy, sẵn sàng hạ tầng nhà xưởng, nguyên liệu nhằm đáp ứng theo các cam kết của Hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Bà Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ thêm, đến thời điểm đầu quý 4/2020, việc NK nguyên liệu sản xuất (từ các thị trường Trung Quốc, Singapore) đã phục hồi trên 50%, nhưng DN vẫn chưa ổn định sản xuất, do thiếu đơn hàng từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU. Dự báo từ nay đến cuối năm đầu ra của ngành da giày tiếp tục gặp khó bởi phụ thuộc nhiều vào khả năng khống chế dịch bệnh của các thị trường XK.
Một số chuyên gia đánh giá, dù EVFTA rất đáng kỳ vọng nhưng việc tận dụng EVFTA đối với DN da giày để gia tăng XK cũng không hề dễ dàng. Đó là bởi, hiện có tới 85% DN trong ngành da giày, túi xách là DN nhỏ và vừa. Thị trường EU lại đòi hỏi rất cao với các điều kiện gia nhập thị trường không hề dễ dàng như yêu cầu về kỹ thuật, hàng hóa chất lượng cao cũng như các yêu cầu đảm bảo về lao động, môi trường... Đó là các yếu tố mà các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, phải cải thiện rất nhiều mới có thể gia nhập.
“Đối với lĩnh vực da giày, DN nắm bắt thông tin về EVFTA còn rất hạn chế. Nguyên nhân là bởi mô hình phương thức sản xuất gia công, XK. Chúng ta bị phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng quốc tế. Vấn đề về thị trường hầu như do khách hàng chủ động, chúng ta chỉ sản xuất, kinh doanh thôi. DN chưa có tính năng động trong tiếp cận thị trường. Ngoài ra, nội lực về nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng, các DN cũng chưa đáp ứng được vì sự phát triển nhỏ lẻ, manh mún. Chúng tôi rất mong muốn DN phải có sự chuyển biến tích cực mới có thể tiếp cận tốt "cuộc chơi". Cùng với đó, thể chế, chính sách cũng cần có sự cải thiện. Điều này đòi hỏi có sự đồng bộ từ DN, phía Nhà nước mới có thể thực thi, tận dụng được cơ hội thị trường trong thời gian tới”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.
Năm 2020, toàn ngành da giày đặt mục tiêu XK đạt 24 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2019. Tuy vậy, trước những tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra từ đầu năm đến nay, Lefaso dự báo, dù thời gian tới có những tín hiệu tích cực hơn thì ngành da giày cũng sẽ không thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD
14:43 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cà phê mang về 4,84 tỷ USD trong 11 tháng
14:17 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “cán đích” sớm
16:46 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thanh long lao dốc
15:25 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics