“Xanh hóa” doanh nghiệp để rộng đường xuất khẩu
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh online và xuất khẩu trực tuyến | |
Doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu cá tra | |
Khảo sát để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu |
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã "chuyển mình" để thích ứng, đáp ứng yêu cầu về môi trường nhằm tăng khả năng xuất khẩu. Ảnh: ST |
Yêu cầu ngày càng khắt khe
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thách thức với các doanh nghiệp hiện nay là nhiều thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều tăng yêu cầu sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường đối với bao bì sản phẩm. Trong đó, quy định EPR - trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất cũng là vấn đề cần quan tâm. Quy định này không chỉ dừng lại ở sản phẩm mà được mở rộng phạm vi đến việc quản lý chất thải sau tiêu dùng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm cách giảm lượng rác thải ra môi trường và tăng khả năng tái chế, tái sử dụng.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD): Theo đuổi chiến lược phát triển bền vững đã trở thành liều vắc xin hiệu quả của doanh nghiệp trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn thực tiễn mới trong kinh doanh, xây dựng, triển khai các sáng kiến để góp phần bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu. |
Tương tự, các doanh nghiệp ngành dệt may cũng cho biết, thị trường tại nhiều quốc gia châu Âu đang đặt ra quy định về việc hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, thân thiện với môi trường.
Do đó, theo các chuyên gia, những yêu cầu này đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp về việc đổi mới công nghệ, cải tiến thiết kế mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Điều này cần có sự kết hợp giữa các yếu tố chuyên môn kỹ thuật, pháp lý và môi trường một cách có hệ thống và toàn diện. Mặc dù có thể tốn kém chi phí trong giai đoạn đầu, nhưng về lâu dài, việc đáp ứng này sẽ giúp tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, nâng cao vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp dần thích nghi
Hiểu được những yêu cầu và khuyến nghị nêu trên, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng “xắn tay” vào cuộc để đáp ứng yêu cầu, đảm bảo giữ vững thị trường xuất khẩu.
Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (APH) đã đầu tư, nghiên cứu để là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất thành công sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Dòng sản phẩm AnEco của APH được làm từ PLA (có nguồn gốc từ tinh bột ngô, một loại nguyên liệu tái tạo điển hình) và các vật liệu phân huỷ sinh học nhập khẩu khác nên sẽ có khả năng phân huỷ hoàn toàn. Đại diện APH cho biết, từ năm 2019, Công ty đã đầu tư vào một doanh nghiệp tại Hàn Quốc vốn là một trong số ít doanh nghiệp trên thế giới sở hữu bản quyền về nguyên liệu sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn. Qua đó, APH trở thành doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nắm giữ trong tay bí quyết công nghệ và sáng chế sản phẩm, nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn. Nhờ đó, APH có lợi thế lớn trong việc xuất khẩu dòng sản phẩm này ra thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Pháp, Romania, Italy, Australia, Mỹ…
Với thành công này, APH cho hay đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn AnBio tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng. Dự kiến nhà máy công suất trên 20.000 tấn/năm sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021, tiến tới khả năng lớn để giảm giá thành sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn.
Cũng để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10 cho hay, đến năm 2025, Công ty đặt mục tiêu chuyển đổi sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, nguyên liệu tái chế, nhằm đáp ứng sản xuất xanh và tuần hoàn, để bắt kịp xu thế mà các nhà nhập khẩu từ châu Âu hay Mỹ, Nhật Bản yêu cầu.
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mục tiêu đến năm 2023, các doanh nghiệp dệt may là thành viên Ủy ban Bền vững của VITAS sẽ giảm được 15% lượng tiêu thụ năng lượng và 20% tiêu thụ nước. Đây đều là những tiêu chí để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, việc “xanh hóa” phải bắt nguồn từ những tiêu chuẩn cao về vùng nguyên liệu, sản xuất cho đến việc xử lý phụ phẩm, chất thải. Chẳng hạn, tại Công ty Chế biến Dừa Lương Quới, các sản phẩm từ dừa của công ty vẫn duy trì xuất khẩu với mức tăng trưởng khoảng 20% hàng năm. Để duy trì được sự ổn định này, đại diện Công ty cho biết đã đầu tư mạnh mẽ cho dây chuyền sản xuất, nâng cao công suất nhà máy, cập nhật những thiết bị hiện đại và mô hình cải tiến vận dụng vào sản xuất giúp các sản phẩm của công ty đáp ứng được những yêu cầu từ các khách hàng khó tính trên thế giới, đáp ứng hàng rào kỹ thuật từ những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Canada, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Tin liên quan
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
16:38 | 18/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng hơn 50%
16:50 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra sắp cán đích 2 tỷ USD
14:56 | 16/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD sau 11 tháng
15:53 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu có xu hướng giảm, khó đạt kỳ vọng 800 tỷ USD
11:09 | 13/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 6,66 tỷ USD sau 11 tháng
16:17 | 12/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu tháng 11 đạt hơn 66 tỷ USD
14:43 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cà phê mang về 4,84 tỷ USD trong 11 tháng
14:17 | 11/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “cán đích” sớm
16:46 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thanh long lao dốc
15:25 | 05/12/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics