Vẫn loạn tin nhắn “rác”
Mua sim dễ hơn... mua rau
Theo quy định của Thông tư 04/2012/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) có hiệu lực từ 1-6-2012, mỗi cá nhân chỉ được sử dụng CMTND hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 thuê bao trả trước của mỗi nhà mạng. Thông tư này được ban hành nhằm kiểm soát số lượng sim điện thoại được sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, tình trạng bày bán sim “rác” (theo cách hiểu hiện nay của nhiều người là sim bán với giá rẻ, mua để sử dụng một lần) vẫn diễn ra công khai.
Tại một điểm bán sim lẻ trên đường Lương Định Của (Hà Nội), sim “rác” được bày bán với số lượng lớn, ai mua cũng được và dường như chủ cửa hàng không biết đến các quy định của Thông tư 04 để yêu cầu khách đưa CMTND, hộ chiếu. Theo chủ cửa hàng này, sim “rác” vẫn bán chạy do giá rẻ, nhiều tiện ích (có tiền sẵn sau khi kích hoạt tài khoản, khuyến mại 3 lần nạp thẻ đầu tiên). Trung bình mỗi sim bán ra có lợi nhuận từ 5.000 - 10.000/chiếc, những lúc “khan hàng” hoặc có sim đẹp lợi nhuận có thể lên đến vài chục nghìn đồng. Ngoài ra, theo khảo sát của phóng viên tại một số tuyến đường như Tây Sơn, Nguyễn Trãi, Kim Mã (Hà Nội), tại các cửa hàng bán lẻ sim “rác” được bày bán phong phú với đầy đủ số sim của các nhà mạng: Viettel, VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile... Khách hàng có nhu cầu có thể mua nhiều sim một lúc, chủ cửa hàng cũng có sẵn các cuốn sổ liệt kê số đẹp để chèo kéo khách mua thêm.
Việc sim rác được bán công khai như trên dẫn đến tình trạng nhiều chủ tài khoản di động liên tục bị “dội bom” bởi những tin nhắn về bất động sản, cá độ bóng đá, lô đề... Với những người sử dụng sim số đẹp như anh Nguyễn Văn Bá- chủ đầu số điện thoại 098.668xxx: “Trung bình mỗi ngày tôi nhận được hơn 10 tin nhắn bất động sản, lô đề, cờ bạc chưa kể các cuộc gọi chào mời dịch vụ. Tôi đã gọi điện lên tổng đài để yêu cầu chặn tin nhắn nhưng chỉ được một thời gian lại có nhiều đầu số khác nhắn tin đến với nội dụng tương tự”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay việc phát tán hàng loạt tin nhắn từ một đầu số “rác” rất đơn giản. Nếu có sẵn máy tính, người có nhu cầu phát tán tin nhắn chỉ cần bỏ ra tiền mua sim “rác” và một bộ GMS Modem (có giá khoảng 1,5 triệu có thể lắp từ 8 đến 16 sim) có cài sẵn phần mềm gửi tin nhắn (còn được gọi là SMS Marketing). Người sử dụng chỉ cần lắp sim “rác” vào bộ GMS Modem là có thể dễ dàng gửi tin nhắn vào email, điện thoại với số lượng hàng triệu tin nhắn một ngày. Sau khi nhập danh sách (email hoặc số điện thoại) vào danh sách, bộ thiết bị này có thể gửi tin nhắn với tốc độ từ 3-5 tin/giây/thiết bị. Đồng thời, họ có thể theo dõi được quá trình gửi tin nhắn, nhận và quản lý tin nhắn phản hồi của khách hàng. Đặc biệt, nếu sử dụng thiết bị này để nhắn tin trong nội mạng (cùng với mạng của sim rác), người sử dụng chỉ mất từ 30 - 50 đồng cho một tin nhắn. Ngoài ra, tin nhắn SMS Marketing còn được quảng cáo là có hiệu quả cao bởi trên 90% khách hàng không thể bỏ qua hoặc xóa bỏ tin nhắn khỏi điện thoại nếu chưa đọc; đồng thời thiết lập lịch gửi tin nhắn tự động; cảnh báo lỗi hệ thống khi bị xâm nhập và tự động thay đổi nội dung tin nhắn để tránh trường hợp trùng lặp. Trong trường hợp này, nếu người nhận tin nhắn phản hồi sẽ phải chịu giá cước từ 1.000 – 15.000/đồng/1 phút hoặc 1 tin nhắn
Vẫn đang tìm biện pháp giải quyết
Thời gian gần đây, hiện tượng lừa đảo qua tin nhắn rác đã biến tướng tinh vi hơn so với những năm trước. Hành vi lừa đảo người dùng qua các tin nhắn rác thông thường như quảng cáo gọi lại đầu số dịch vụ để nghe tặng bài hát, tặng quà... đã giảm đi nhiều mà thay vào đó là những chiêu gửi tin nhắn có “nhúng” phần mềm ẩn danh như quảng cáo tải game trên smartphone. Chỉ cần người sử dụng “click” vào tin nhắn là các phần mềm này tự động kết nối vào các đầu số và bị trừ tiền mà không biết.
Trước thực trạng trên, trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết: Với công nghệ hiện nay, cá nhân nào cũng có thể sử dụng điện thoại để nhắn tin quảng cáo về dịch vụ, hàng hóa của mình; cái khó là hiện nay chưa có bất cứ biện pháp nào để kiểm soát các tin nhắn do họ gửi đi cả. Chẳng hạn như ở một số nước, người ta có quy định một cá nhân trong ngày chỉ được gửi tối đa bao nhiêu tin nhắn, số lần gửi tin nhắn là bao nhiêu lượt, gửi cho bao nhiêu người. Các biện pháp mà nhà mạng trong nước đang áp dụng chỉ quản được các DN, tổ chức có đăng kí, còn hàng triệu cá nhân, hộ kinh doanh gia đình thì vẫn nằm ngoài vùng kiểm soát.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đang xây dựng Thông tư về quản lí dịch vụ cung cấp nội dung thông tin trên mạng di động. Sở dĩ vậy là do bản thân dịch vụ cung cấp nội dung thông tin di động không phải là thủ phạm trực tiếp gây ra tin nhắn rác. Nó chỉ giống như các DN cung cấp dịch vụ cho đối tượng có nhu cầu quảng cáo trên mạng. Dự kiến Thông tư này sẽ có 3 nội dung: Thứ nhất, do hiện nay việc cung cấp và quản lý các đầu số dịch vụ do các DN viễn thông (Telco) quản lý tồn tại nhiều bất cập như: Mỗi lần tổ chức, cá nhân muốn cung cấp dịch vụ trên một mạng, họ sẽ phải xin cấp đầu số và duyệt nội dung từ đầu với một Telco nên rất mất thời gian, lại tốn kém chi phí. Chưa kể khi vi phạm thì do hai bên có hợp đồng với nhau, nhiều khi do cùng có lợi ích nên nhà mạng sẽ xử lí không triệt để. Do vậy, Thông tư sắp tới sẽ sửa đổi việc cung cấp và quản lý đầu số dịch vụ sẽ trực tiếp do Bộ TT&TT quản lý. Bộ cũng sẽ trực tiếp thu hồi đầu số để việc xử phạt triệt để hơn.
Thứ hai, một đầu số do Bộ cấp cho nội dung thì tất cả các nhà mạng đều sẽ phải mở mạng cho đầu số đó, còn trước đây thì cứ với mỗi một mạng di động, nội dung lại phải dùng một đầu số riêng, rất bất tiện. Thứ ba, trong Thông tư này cũng sẽ có một quy định phải đăng kí số quảng cáo dịch vụ với nhà mạng. Trước đây, họ có thể dùng bất cứ sim nào, số điện thoại nào để nhắn tin quảng cáo dịch vụ, nhưng từ giờ họ sẽ phải đăng kí số thuê bao đó với Telco thì mới gửi được; nếu không đăng kí thì nhà mạng được phép chặn lại mọi tin nhắn gửi đi từ số điện thoại này.
Tin liên quan
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK