Ưu tiên chọn doanh nghiệp Việt Nam khiến đơn hàng dệt may tăng cao
Doanh nghiệp dệt may tranh thủ từng giờ để hoàn tất đơn hàng | |
Thị trường phục hồi, doanh nghiệp dệt may dồn dập đơn hàng | |
Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ, doanh nghiệp khốc liệt tìm khách hàng mới |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến. |
Tình hình đơn hàng của các doanh nghiệp trong đó có dệt may rất khả quan, theo ông, nguyên nhân tại sao?
Năm 2021, ngành dệt may dự kiến kim ngạch xuất khẩu khả quan và có thể hoàn thành kế hoạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD như đã đề ra. Hiện qua 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dự báo đã đạt được khoảng 16 tỷ USD. Tuy kết quả này chưa đạt được như mong muốn ban đầu nhưng cũng là sự nỗ lực lớn của doanh nghiệp toàn ngành trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn đầy phức tạp. Điểm đáng mừng là hiện nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3/2021, thậm chí hết năm, lượng đơn hàng về tương đối dày, quá năng lực sản xuất của không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân là do nhiều quốc gia, nhiều thị trường lớn của ngành dệt may đã kiểm soát được dịch bệnh, thực hiện chiến lược tiềm vắc xin cho người dân trên quy mô lớn nên tăng khả năng tiêu dùng, sức cầu tăng thì cần nguồn cung lớn. Việt Nam lại là quốc gia đã và đang tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nên hưởng ưu đãi lớn về thuế, được thuận lợi hơn trong công tác xuất nhập khẩu...; một số quốc gia cạnh tranh về thị trường xuất khẩu với Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không chỉ dịch bệnh mà còn bất ổn chính trị. Vì thế, nhờ khả năng kiểm soát dịch tốt, chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định, nên các đối tác quốc tế đã ưu tiên chọn Việt Nam để đặt hàng và hợp tác.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thích ứng với điều kiện kinh doanh mới thông qua các giải pháp đa dạng hóa dòng hàng, thị trường. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có chiến lược phát triển công nghệ, đầu tư trang thiết bị quản lý số… Đây là nguyên nhân cốt lõi để các nhà mua hàng về Việt Nam. Do ảnh hưởng dịch bệnh nên việc giao thương trực tiếp bị hạn chế, các nhà mua hàng không sang được tận nơi nhưng vẫn đánh giá các doanh nghiệp qua hệ thống mạng, qua camera hay qua các phương thức doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ… Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài, trong đó nhiều thương hiệu nhãn hàng nổi tiếng cũng đánh giá rất cao về uy tín của doanh nghiệp Việt Nam do chất lượng hàng hóa ổn định, đảm bảo đúng thời gian giao hàng theo cam kết…
Năm 2021, ngành dệt may có thể hoàn thành kế hoạch xuất khẩu 39 tỷ USD. Ảnh: ST |
Ông nhận định như thế nào về những khó khăn sẽ tác động đến doanh nghiệp trong nửa còn lại của năm 2021?
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trong nước và thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Trong nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, hoặc phong tỏa một số nhà máy, khu công nghiệp… Điều này ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương, nhà máy. Ngoài ra, sự ổn định của lực lượng lao động cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi dệt may là ngành có lực lượng lao động rất đông, có thể ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất của các nhà máy, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tiến độ giao hàng.
Đặc biệt, việc cung ứng nguyên phụ liệu cũng gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao và tình hình giao thương cũng khó khăn hơn. Mặc dù nội lực trong nước đã có sự chuẩn bị tốt hơn từ năm 2020, nhất là trong ngành sợi, dệt nhuộm… nhưng vẫn có thể chưa kịp đáp ứng. Hiện các nhãn hàng, nhà nhập khẩu đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn cung ngay tại nội địa hoặc ở nội khối của các nước có cam kết FTA để hưởng ưu đãi. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần thúc đẩy doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào chuỗi cung nguyên liệu Việt Nam.
Trước những khó khăn như trên, các doanh nghiệp có kiến nghị gì để thuận lợi hơn cho sản xuất, kinh doanh?
Để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu của cả năm 2021, các doanh nghiệp rất cần Nhà nước thực hiện nhanh và hiệu quả chiến lược tiêm vắc xin cho toàn xã hội. Nếu chưa được tiêm vắc xin sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động và các doanh nghiệp. Vì thế, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có đề xuất Chính phủ, Bộ Y tế cần cấp bách tiêm vắc xin cho lực lượng lao động tại các khu công nghiệp, nhà máy để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng của doanh nghiệp.
Việc phòng chống dịch tại các địa phương cần có chiến lược và đặt trọng tâm vào các khu công nghiệp, cần kiểm soát tốt dịch bệnh hơn nữa để không xảy ra bùng phát dịch tại các khu công nghiệp, nhà máy như vừa qua. Các địa phương cần xây dựng giải pháp để giúp doanh nghiệp quản lý, vận hành nhà máy trên cơ sở nền tảng chiến lược ổn định, nhưng cần sự thống nhất giữa các địa phương, không nên đưa ra giải pháp nặng nề, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục theo sát thay đổi của thị trường, điều chỉnh sản xuất kịp thời, tăng cường tìm kiếm đơn hàng mới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics