USD mạnh lên tác động hai chiều tới doanh nghiệp Việt
![]() |
Dây chuyền đóng gói hàng XK tại Phúc Sinh Group. Ảnh: DNCC |
Thêm cơ hội cho nông sản, thực phẩm
Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng trong nửa đầu năm 2022 với mức tăng 6,42% của GDP và xuất khẩu tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy Việt Nam đang trên đà phục hồi ổn định, vững vàng. Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng cả năm 2022 của Việt Nam. Điển hình như HSBC nâng dự báo lên mức 6,9% (từ 6,2% và 6,6%) và nhận định nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực; Ngân hàng UOB cũng điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 7% từ mức 6,5% trước đó…
Trao đổi với Tạp chí Hải quan, hầu hết các DN xuất khẩu đều cho biết không bị ảnh hưởng từ việc các đồng ngoại tệ như EUR, Yên Nhật giảm giá, do các DN đa phần đều ký hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, thậm chí khi quy đổi ra tiền VND, DN còn được lợi nhờ đồng USD tăng giá. |
Mặc dù tình hình nhìn chung có vẻ lạc quan, nhưng theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam, các yếu tố cản trở tăng trưởng vẫn còn đó. Cụ thể, Việt Nam đang gặp một loạt thách thức trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới tăng cao. Điều đó sẽ khiến chi phí nhiên liệu tăng, ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của Việt Nam. “Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn, tạo áp lực ngược lại lên lạm phát. Điểm tích cực là dù chi phí năng lượng cao, lạm phát thực phẩm ở mức độ vừa phải, sản xuất trong nước tương đối ổn định giúp kìm hãm lạm phát toàn phần” – ông Khoa đánh giá.
Dù lạm phát trong nước vẫn trong tầm kiểm soát, tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU…, tình hình lại khó khăn hơn nhiều. Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 6 đã tăng lên mức 9,1%, mức cao nhất trong 40 năm qua; tại khu vực Eurozone là 8,6%. Lạm phát tăng cao khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ, từ đó tác động xấu tới các DN xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu. Một số DN dệt may Việt Nam cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu đã giảm gần 20% trong những tháng gần đây. Điều này thể hiện nhu cầu của thị trường này đang yếu đi trước những tác động của lạm phát. Trước tình hình đó, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị các DN cần bám sát diễn biến thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp.
Trong khi đó, các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm lại đang đứng trước cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu khi giá lương thực, thực phẩm tại Mỹ và châu Âu đang tăng rất mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể, nhiều quốc gia EU và Mỹ đang “trừng phạt” cá minh thái của Nga - vốn là sản phẩm cạnh tranh mạnh với cá tra khiến cho nguồn cung cá thịt trắng tại khu vực này giảm đáng kể. Giá cá thịt trắng tăng lên tạo cơ hội cho cá tra Việt Nam tăng trưởng ở các thị trường này nhờ lợi thế về giá. Thậm chí, các DN cá tra Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần không chỉ tại EU mà có thể ở Hàn Quốc, Nhật Bản do lệnh trừng phạt của Mỹ và hiệu ứng domino diễn ra ở nhiều thị trường liên quan.
Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp của Việt Nam tại châu Âu cũng đánh giá nhóm hàng rau củ quả Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn tại EU. Mỗi năm, thị trường châu Âu nhập khẩu khoảng 120 tỷ USD rau củ quả, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả toàn cầu. Thế nhưng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang châu Âu mới chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với thị phần châu Âu đang nhập khẩu. Đặc biệt, các sản phẩm nước ép trái cây, nước ép đông lạnh đang được ưa chuộng tại châu Âu, bởi người dân khu vực này đang có xu hướng tiêu dùng xanh và có nhu cầu cao với thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, sản phẩm thực vật để thay thế sản phẩm động vật.
Theo ông Công, vừa qua các DN quy mô lớn, có công nghệ sản xuất hiện đại đã làm tốt công tác chế biến sản phẩm để thâm nhập thị trường châu Âu. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận thị trường châu Âu bằng sản phẩm rau củ quả đông lạnh, đóng lon…
Ứng xử với tỷ giá
Bên cạnh nỗi lo về lạm phát, tỷ giá cũng là một thách thức đối với các DN trong thời gian tới. Đặc biệt, sự mạnh lên của đồng USD so với các đồng ngoại tệ khác đang gây nên những tác động trái chiều đối với DN Việt Nam. Trao đổi với Tạp chí Hải quan, hầu hết các DN xuất khẩu đều cho biết không bị ảnh hưởng từ việc các đồng ngoại tệ như EUR, Yên Nhật giảm giá, do các DN đa phần đều ký hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, thậm chí khi quy đổi ra tiền VND, DN còn được lợi nhờ đồng USD tăng giá.
Là DN có kim ngạch xuất khẩu lớn vào châu Âu, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group cho biết, dù không bị tác động bất lợi từ việc đồng EUR giảm giá, song về lâu dài, công ty cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng khi “sức khỏe” của các nhà nhập khẩu tại đây suy yếu đi.
Ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng Việt (Viet Products) thậm chí còn lo ngại tình hình kinh doanh khó khăn sẽ khiến các nhà nhập khẩu yêu cầu giảm giá. Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng việc đồng EUR suy giảm sẽ khiến cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu trở nên đắt đỏ hơn và khó cạnh tranh hơn với hàng hóa của các quốc gia khác tại thị trường này.
Ở chiều ngược lại, các DN nhập khẩu có thanh toán bằng đồng USD phải tốn thêm chi phí khi tỷ giá tăng lên. Do đó, ông Vũ Đức Giang khuyến nghị các DN chủ động chuyển đổi, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước để chủ động về thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ở một góc độ khác, bối cảnh này cũng mở ra một số cơ hội. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho rằng các DN nên tranh thủ trong lúc đồng EUR suy yếu để nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị từ châu Âu với giá tốt.
Tin liên quan

Xuất khẩu tăng, nhưng còn nhiều nỗi lo
10:13 | 20/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt chịu thuế 0,76% trong vụ điều tra sản phẩm đúc bằng sợi
18:57 | 16/05/2025 Xu hướng

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hướng dẫn cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế qua eTax Mobile

Hải quan khu vực V công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

(INFOGRAPHICS) Địa bàn quản lý của 29 thuế cơ sở thuộc Thuế TP. Hồ Chí Minh

Hải quan Cẩm Phả tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Công chức thuế cần chủ động đồng hành, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bằng tinh thần cầu thị

Hải quan khu vực III tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống Ecus6

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Siết chặt kinh doanh dược phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Bài 6: Kiểm soát giao dịch bằng công nghệ để phát hiện hàng giả trên sàn thương mại điện tử

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"

Giải bài toán giá nhà leo thang với loại hình bất động sản mới "Livehouse"

Ngành sản xuất Việt vẫn loay hoay với bài toán giữ đà hay gãy đà?

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị
