Tinh thần đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của APEC
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế APEC dự cuộc họp thượng đỉnh không chính thức, trực tuyến |
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương ngày càng lo ngại trước việc Covid-19 bùng phát mạnh trở lại trong khu vực, do sự lây lan nhanh của biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ. Một số thành viên APEC như Indonesia, Thái Lan và Australia đang đối phó với một đợt lây nhiễm mới.
Tại cuộc họp, Thủ tướng New Zealand Ardern hối thúc các nền kinh tế thành viên đẩy nhanh việc sản xuất và cung ứng vắc xin ngừa Covid-19. Bà Ardern nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC, các nhà lãnh đạo tổ chức một cuộc họp bất thường và điều đó phản ánh mong muốn của chúng ta là cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng thực tế ứng phó với dịch bệnh trong hơn 1 năm qua đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nền kinh tế thành viên APEC.
Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh, là nơi có nhiều trung tâm sản xuất, cung ứng vaccine hàng đầu thế giới, APEC rất cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này. Triển vọng phục hồi kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận kịp thời, bình đẳng với giá cả hợp lý và tiêm chủng hiệu quả nguồn vaccine có chất lượng. Tận dụng công nghệ mới và đẩy nhanh chuyển đổi số là nền tảng quan trọng góp phần vào phát triển bền vững.
Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi các thành viên APEC tăng cường đoàn kết và hợp tác để vượt qua tác động của đại dịch Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu. Ông Tập Cận Bình đưa ra đề xuất 4 hướng về hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, gồm tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó Covid-19, làm sâu sắc hơn hội nhập kinh tế khu vực, theo đuổi phát triển bền vững và toàn diện, nắm bắt cơ hội đổi mới khoa học và công nghệ. Ông cũng cho biết, Bắc Kinh ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin ngừa Covid-19, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các nước khác để đảm bảo chuỗi cung ứng vắc xin ổn định và an toàn. Trung Quốc cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển 3 tỷ USD cho cuộc chiến chống dịch.
Đáng chú ý tại cuộc họp, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương với Mỹ, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ giao tiếp chặt chẽ với khu vực. Ông Biden cũng đề ra những biện pháp chấm dứt đại dịch và phác họa chiến lược vắc xin toàn cầu, qua đó Mỹ trao tặng hơn 500 triệu liều vắc xin an toàn và hiệu quả cho hơn 100 nước đang cần vắc xin trên toàn thế giới, trong đó có một vài nền kinh tế APEC. Về vấn đề phục hồi kinh tế toàn cầu, ông Biden tái xác nhận Mỹ mong muốn là một đối tác mạnh mẽ, đáng tin cậy đối với những nền kinh tế APEC giữa lúc Mỹ theo đuổi tăng trưởng bền vững và toàn diện.
Kết thúc cuộc họp, các lãnh đạo ra tuyên bố chung, khẳng định việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu và tăng khả năng tiếp cận vắc xin cho tất cả các nước là điều cần cần thiết để thế giới có thể vượt qua tình trạng y tế khẩn cấp hiện nay. Các lãnh đạo cam kết nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng và phân phối vắc xin.
Tin liên quan
Tạo sự chuyển biến trong chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến
13:41 | 25/11/2024 An ninh XNK
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
08:58 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
WCO chọn giáo trình về container và seal của Hải quan Việt Nam làm tài liệu học trực tuyến
16:36 | 10/07/2024 Hải quan
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Thị trường tài chính Hàn Quốc sau những bất ổn chính trị
09:59 | 16/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ-Trung lại "nóng" vấn đề bán dẫn
14:34 | 15/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics