APEC 27: Tầm nhìn châu Á - Thái Bình Dương thịnh vượng vì người dân
APEC 2017: Đối thoại cấp cao không chính thức APEC-ASEAN | |
APEC 2017: Phiên họp của Ủy ban Kinh tế APEC về thúc đẩy kinh tế | |
APEC 2017: Khai mạc Hội nghị mạng lưới các trung tâm nghiên cứu APEC |
Lễ khởi động Tầm nhìn APEC sau năm 2020, được tổ chức ngay trước khi bế mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27, có thể coi là một dấu mốc quan trọng cho việc định hướng tương lai APEC và khu vực châu Á- Thái Bình Dương, trên cơ sở hợp tác để bảo đảm châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực kinh tế năng động và kết nối nhất thế giới. Nói cách khác, trong giai đoạn đầy khó khăn, thách thức hiện nay, khi cả thế giới đang hứng chịu những tác động nặng nề của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, APEC - với tổng dân số 3 tỷ người, chiếm khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần 50% thương mại thế giới - cần giữ vai trò trung tâm trong quá trình khôi phục kinh tế hậu đại dịch.
Trong Tuyên bố chung Putrajay 2020, các nhà lãnh đạo APEC khẳng định tầm quan trọng của sự phối hợp, hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên để giúp khu vực châu Á - Thái Bình Dương phục hồi thành công sau dịch Covid-19 và các tác động kinh tế do đại dịch gây ra, đồng thời cam kết nâng cao sức khỏe và cuộc sống ấm no cho tất cả người dân, song song với thúc đẩy phục hồi theo hướng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, có chất lượng cân bằng, bao trùm, bền vững, đổi mới và an toàn. Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, mang lại lợi ích và sức khỏe tốt hơn cho tất cả người dân chính là những yếu tố quan trọng, không chỉ giúp khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khả năng chống chịu với những cú sốc, khủng hoảng, đại dịch và các trường hợp khẩn cấp khác, mà còn tạo động lực để APEC có thể hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết toàn diện mọi thách thức, vì một hành tinh bền vững.
Với những mục tiêu như vậy, các thành viên APEC cam kết phối hợp chặt chẽ để xây dựng một môi trường thương mại và đầu tư tự do, mở, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch và ổn định, đồng thời dẫn dắt để hình thành xã hội quan tâm thúc đẩy “sự bền vững trong mọi lĩnh vực” - kinh tế, xã hội và môi trường, mang lại ích chung cho các bên. Việc mọi người dân trong khu vực, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em, người già và các nhóm dễ bị tổn thương, được thụ hưởng những lợi ích từ các quá trình này, chính là thước đo thành công của APEC trong thời kỳ hậu Covid-19.
Có thể nói, Tầm nhìn APEC sau năm 2020 đã phản ánh những định hướng mà Việt Nam đặt ra khi đề xuất sáng kiến về hình thành Nhóm tầm nhìn APEC nhằm hỗ trợ các quan chức cao cấp trong việc xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020, sáng kiến đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 25 do Việt Nam đăng cai tổ chức ở Đà Nẵng tháng 11/2017. Đó là xây dựng một APEC vì người dân và doanh nghiệp, có khả năng thích ứng và đi đầu trong xử lý các thách thức toàn cầu, đóng góp tích cực vào việc xây dựng cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng. Trong phát biểu tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27 này, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh người dân và doanh nghiệp cần được đặt vào trung tâm của phát triển và liên kết kinh tế, trong đó phát triển bền vững, bao trùm, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là dịch bệnh, thiên tai, nguồn nước, biến đổi khí hậu… cần trở thành trụ cột mới của hợp tác APEC.
Tin liên quan
Tín hiệu tích cực từ Hội nghị cấp cao APEC
08:36 | 21/11/2023 Nhìn ra thế giới
Việt Nam chủ động và tích cực tham gia, đóng góp trong APEC
07:55 | 17/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo nhiều nước xác nhận tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2022
07:55 | 01/11/2022 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK