Tìm động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng Đồng bằng sông Hồng
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua khu vực cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình |
Vùng Đồng bằng sông Hồng được coi là cửa ngõ phía Bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại. So với các vùng kinh tế khác trong cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước với đầy đủ 5 phương thức vận tải (đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt) với 3 tuyến hành lang kinh tế đi qua.
Đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân khoảng 9-9,5%/năm. Quy hoạch cũng xác định vùng Đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.
Trong đó, Hà Nội giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển của vùng và cả nước. Hải Phòng giữ vai trò tiên phong trong phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển. Quảng Ninh giữ vai trò là một trong những đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của vùng, đặc biệt trong phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Bắc Ninh giữ vai trò là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng, là địa phương kết nối trên tuyến hành lang công nghiệp quốc lộ 18.
Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, với những lợi thế, tiềm năng vị trí địa lý, cùng quyết tâm mạnh mẽ của Thành phố và nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, TP Hải Phòng hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế. Vì thế, TP Hải Phòng đang tập trung xúc tiến và thu hút đầu tư theo hướng phát triển ba trụ cột kinh tế gồm: công nghiệp - công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.
Về phía doanh nghiệp, tận dụng những cơ hội này để phát triển là một nhiệm vụ quan trọng, trong đó vấn đề chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu về liên kết vùng đang rất được chú trọng. Thậm chí, với các doanh nghiệp ngành logistics, chuyển đổi số được đánh giá là khâu đột phá cho thúc đẩy liên kết vùng.
Nhưng theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), thực trạng chuyển đổi số của ngành logistics ở mức độ thấp, theo thang 6 điểm thì các doanh nghiệp đang đứng ở thang số 1, số 2. Vì thế, các doanh nghiệp cần những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như thuế, tài chính, đào tạo để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng chuyển đổi số. Đồng thời hoàn thiện khung pháp lý, giải tỏa những e ngại cho doanh nghiệp trong ứng dụng chuyển đổi số.
Ngoài ra, theo bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, các địa phương cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối hạ tầng giao thông, kết nối đa phương thức tạo thuận lợi phát triển dịch vụ logistics, tăng cường đầu tư vào hạ tầng hậu cần và kho bãi để tăng cường hệ sinh thái logistics, tháo gỡ các “nút thắt” về giao thông để việc kết nối, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, đẩy mạnh liên kết vùng, giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt, cùng với chuyển đổi số, một vấn đề đáng chú ý là quy hoạch TP Hải Phòng được phê duyệt tại Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu phát triển khu thương mại tự do trong Khu Kinh tế ven biển phía Nam thành phố. Loại hình này cũng đã được một số địa phương khác như Đà Nẵng, Vũng Tàu đưa ra. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định, việc định hướng thành lập các khu thương mại tự do là một bước đi đúng đắn để khai thác và thúc đẩy kinh tế từng vùng.
Khu thương mại tự do là loại hình mang lợi thế tổng hợp, là khu phi thuế quan giúp thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là doanh nghiệp có nhu cầu lưu chuyển hàng hoá nhanh giữa thị trường trong và nước ngoài. Khu thương mại tự do gắn với cảng biển, sân bay, cửa khẩu sẽ là trợ lực, cộng sinh cho cảng cũng như tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp...
Vì thế, Viện trưởng CIEM cho rằng, cần thúc đẩy chuyển đổi số ngay từ trong giai đoạn đầu phát triển khu thương mại tự do để tận dụng cơ hội phát triển. Chẳng hạn, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm quốc tế, như Costa Rica đã thu về lợi ích gấp 20 lần từ tăng trưởng xuất khẩu và giảm chi phí dịch vụ công sau khi đầu tư xây dựng cơ chế một cửa trực tuyến. Ngoài ra, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động trong khu thương mại tự do có điều kiện kết nối thuận tiện hơn với mạng lưới nhà cung cấp cũng như các thị trường, khách hàng ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời, sớm cụ thể hóa định hướng chuyển đổi số và hỗ trợ nỗ lực chuyển đổi số của doanh nghiệp cũng sẽ tạo động lực cho hiện đại hóa ngành logistics, tạo thành động lực cho liên kết vùng mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics