Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo lắng bị áp thuế đối ứng
![]() |
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H |
Hơn 400 doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam, các doanh nghiệp thủy sản rất cảm kích thời gian hơn 2 tháng qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã có những chiến lược và chỉ đạo, cùng công tác chuyên môn của nhiều cơ quan khác nhau, kịp thời và nỗ lực trong đàm phán với phía Hoa Kỳ.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được kết quả xuất khẩu ấn tượng với kim ngạch hơn 10 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2023, đứng thứ 8 trong các ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước.
Đặc biệt, Hoa Kỳ đang là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, đạt kim ngạch 1,82 tỷ USD trong năm 2024, chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (1,9 tỷ USD).
Hoa Kỳ cũng là thị trường lớn, truyền thống và có tính dẫn dắt đối với thủy sản thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, 70% các sản phẩm xuất khẩu là thủy sản nuôi trồng (tôm, cá tra, nhuyễn thể, cá nước ngọt khác) đang gắn với sinh kế của hàng trăm nghìn nông dân tại các địa phương.
Tương tự, 30% sản phẩm xuất khẩu là từ hải sản khai thác - là sinh kế, nguồn sống của hàng trăm nghìn ngư dân Việt Nam. Hoa Kỳ đang là thị trường nhập khẩu số 1 của tôm, cá ngừ, thị trường nhập khẩu số 2 của cá tra Việt Nam.
Hiện có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu và có kế hoạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ với những đơn hàng lớn, giá trị cao.
Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp đang rất lo lắng, đặc biệt là khi thời hạn lùi áp thuế đối ứng của Hoa Kỳ vào ngày 9/7/2025 đang đến gần.
Theo ông Nam, mức thuế đối ứng tới 46% mà Hoa Kỳ dự kiến áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là quá cao, cũng là mức cao nhất so với các quốc gia xuất khẩu thủy sản cạnh tranh như Ấn Độ (26%), Ecuador (10%), Indonesia (32%), Thái Lan (36%).
Bên cạnh đó, hai sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra trong hơn 20 năm qua đã gánh nhiều rào cản thuế quan khác từ phía Hoa Kỳ bao gồm vụ kiện chống bán phá giá và vụ kiện chống trợ giá, gây rất nhiều bấp bênh cho sự phát triển của ngành.
Mức thuế mới này, nếu không đạt được kết quả đàm phán tích cực, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, trong đó đặc biệt ngành thủy sản.
Việc áp dụng mức thuế đối ứng cao sẽ tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, nơi đang chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Theo đó, sẽ sụt giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu thủy sản lớn và có tính định hướng cao, đe dọa vị thế của Việt Nam là một trong những nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường này.
Đồng thời, tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng và sinh kế: hơn 4 triệu lao động trong chuỗi cung ứng thủy sản, đặc biệt là bà con nông ngư dân nuôi tôm và cá tra, sẽ đối mặt với nguy cơ mất việc làm hoặc giảm thu nhập do sản xuất đình trệ, tồn kho gia tăng, kéo theo các hệ lụy xã hội bất lợi khác.
Hiệu ứng domino đến các thị trường khác: việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị đình trệ sẽ buộc các doanh nghiệp chuyển hướng sang các thị trường như EU, CPTPP, và Trung Quốc, dẫn đến cạnh tranh gay gắt hơn, giá bán giảm, lợi nhuận toàn ngành sụt giảm.
Cùng với đó là áp lực tài chính và sản xuất: các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ đối mặt với tồn kho lớn, chi phí lưu kho lạnh tăng cao, gánh nặng lãi suất ngân hàng, và nguy cơ phá sản nếu không tìm được thị trường thay thế kịp thời.
Kịch bản cho xuất khẩu thủy sản
Theo bà Lê Hằng, Phó Tổng thư ký VASEP, trong tháng 5/2025, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ vẫn đạt giá trị gần 160 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp phản ánh hoạt động giao hàng đã giảm dần từ sau ngày 20/5 để phòng rủi ro. Áp lực về chi phí, biến động thị trường và sự thiếu chắc chắn về chính sách khiến giao dịch chậm lại, gây ảnh hưởng đến tổng kim ngạch trong tháng.
Một số nhà nhập khẩu ở Mỹ thông báo tạm hoãn đơn hàng trong quý 2 để chờ chính sách thuế rõ ràng hơn. Trong bối cảnh đó, VASEP chủ động xây dựng các kịch bản liên quan tới thuế đối ứng của Mỹ.
Theo kịch bản lạc quan nhất, thuế đối ứng về 0% thì xuất khẩu thủy sản sẽ giữ vững mức 10 tỷ USD như năm 2024 và có thể cao hơn nhờ sự phục hồi ở một số thị trường khác. Thị trường Mỹ sẽ đạt kim ngạch từ 1,8 - 1,9 tỷ USD, nhờ doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội thị trường.
Trong kịch bản trung bình là thuế đối ứng 10%, xuất khẩu thủy sản có thể chỉ đạt 9,5 tỷ USD. Nguyên nhân là chi phí và giá xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ tăng khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh so với các nước khác.
Bên cạnh đó, lợi nhuận của doanh nghiệp bị thu hẹp và phát sinh nhiều chi phí khác trong quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các thị trường như Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản và EU có thể hấp thụ một phần sự tác động từ thị trường Mỹ.
Trước tình hình này, để bảo vệ ngành thủy sản, một ngành kinh tế chủ lực đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và sinh kế của hàng triệu lao động, VASEP vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan mong muốn được quan tâm, xem xét và chỉ đạo tăng cường nỗ lực đàm phán với Chính phủ Hoa Kỳ để đạt được mức thuế đối ứng ở mức cạnh tranh nhất có thể, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Tin liên quan

Bài 3: Tự nguyện tuân thủ pháp luật là động lực để doanh nghiệp phát triển
08:50 | 12/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực III thông quan hơn 56 tỷ USD hàng xuất nhập khẩu
15:46 | 11/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Hàn Quốc
11:05 | 11/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào
19:25 | 12/07/2025 Xu hướng

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần
19:22 | 12/07/2025 Xu hướng

Hà Tĩnh: Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 13 bến cảng
16:39 | 12/07/2025 Xu hướng

Văn hóa Việt mở đường cho chiến lược thương mại, xuất khẩu mới
16:37 | 12/07/2025 Xu hướng

Nuôi tôm công nghệ cao: hướng đi mới hiệu quả của ngành Thủy sản
09:20 | 11/07/2025 Xu hướng

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc
21:14 | 10/07/2025 Xu hướng

Chế biến sâu- hướng đi không thể đảo ngược của doanh nghiệp ngành cá tra
16:03 | 10/07/2025 Xu hướng

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời
11:00 | 10/07/2025 Xu hướng

Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
09:49 | 10/07/2025 Xu hướng

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng
Tin mới

7 doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm bị Bộ Y tế công khai danh tính

Hóa chất vươn lên dẫn đầu xuất khẩu sang Lào

Giá bất động sản tại Hải Phòng vẫn ở "vùng trũng"

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng gần 300 lần

Thu hồi và tiêu hủy toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil - chai 125ml

(INFOGRAPHICS): Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025 bứt phá ấn tượng
09:00 | 12/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 5 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD trong nửa đầu năm
09:42 | 11/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics