Tích tụ đất nông nghiệp: Doanh nghiệp và nông dân đều vướng
Quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất còn có khó khăn, vướng mắc, chưa đem lại hiệu quả. Ảnh: ST. |
Không giao hết đất của nông dân cho DN?
Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp các dự thảo nghị định về đất đai do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lí đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức ngày 25/11, nhiều đại biểu đã chỉ ra những bất cập đáng lo ngại về hoạt động tích tụ đất đai cho sản xuất.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tế cho thấy hoạt động tập trung, tích tụ ruộng đất đai chưa đem lại hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông và trình Chính phủ trong tháng 12/2019. Dự thảo này quy định tiêu chí xác định nhà đầu tư tham gia tập trung, tích tụ đất nông nghiệp cũng như đề ra một số chính sách khuyến khích tập trung, tích tụ đất nông nghiệp.
Đơn cử, dự thảo Nghị định quy định cho phép nhà đầu tư được chuyển mục đích một phần diện tích đất nông nghiệp, nhưng không quá 5% tổng diện tích thực hiện dự án để xây dựng công trình, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và tối đa không quá 5000m2; UBND cấp huyện, cấp xã làm đầu mối thực hiện thuê quyền sử dụng đất hoặc nhận ủy quyền sử dụng đất để tạo lập quỹ đất nông nghiệp sau đó cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất hoặc thuê lại đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp. Nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất để UBND cấp huyện, xã trả cho người nông dân. Giá thuê đất để UBND cấp huyện, xã thỏa thuận theo quy định của pháp luật về dân sự…
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng đưa ra những quy định nhà đầu tư phải trích, lập Qũy dự phòng tài chính dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất; nhà đầu tư phải trích nộp bảo hiểm đầu tư, kinh doanh phát triển đất nông nghiệp để đảm bảo hoàn trả đất và tiền thuê đất.
PGS.TS Doan Hồng Nhung, đại diện Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, chính sách dồn điền đổi thửa để áp dụng nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi nhà đầu tư có tầm có tâm. Những quy định trong dự thảo Nghị định cần phải chặt chẽ để triệt tiêu tình trạng thâu tóm đất nông nghiệp của DN. Tương tự, bà Đặng Thị Bích Thảo, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Để nước ta có ngành nông nghiệp lớn mạnh cần khuyến khích các nông hộ tích tụ đất địa, xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, tự liên kết dưới dạng hợp tác xã hoặc liên kết với doanh nghiệp để phát triển. Hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, không tập trung nên người nông dân trở thành bán chuyên nghiệp, nhỏ lẻ. “Hiện các DN có thế mạnh cung cấp thị trường, đầu vào, tiêu thụ, nhà xưởng… người nông dân có thế mạnh làm việc với cây con. Tôi cho rằng cần phải tập trung đất đai cho các nông hộ và từ đó liên kết theo chuỗi với các DN, chứ không phải giao hết đất của nông dân DN”, bà Thảo nhấn mạnh.
Nhà nước phải hình thành quỹ đất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tập trung tích tụ đất nông nghiệp, tuy nhiên mọi thỏa thuận đều xuất phát từ phía DN với người nông dân mà chưa có sự tham gia của chính quyền địa phương. Từ đó, cũng đã tạo nhiều bất lợi cho cho DN và người nông dân.
Bà Đặng Thị Bích Thảo nêu thực tế, cách đây mấy năm tại tỉnh Sơn La có phong trào trồng cao su, do vậy một DN muốn sản xuất cao su đã kêu gọi người dân đóng góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp và làm công nhân trong cơ sở sản xuất của DN này. Tuy nhiên, việc trồng cây cao su ở Sơn La không hợp và thời điểm đó giá cao su đi xuống nên DN gặp khó khăn. Sau đó, doanh nghiệp phá sản còn người dân gần như không được lợi gì.
Bà Thảo nhận định: “Từ đây có thể thấy, quá trình người dân góp đất với DN để sản xuất thì địa phương phải có sự hỗ trợ và kết nối DN với người dân. Đối với người dân, chính quyền có vai trò quan trọng để bảo đảm quyền lợi của họ. Chính quyền cần cung cấp thông tin đúng và đủ, đồng thời hỗ trợ pháp lí cho những nhóm người yếu thế để họ đưa những quyết định đúng trong quá trình đóng góp vốn với DN bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp”.
Tại tỉnh Hà Nam, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam cũng đã tích tụ 20 ha đất nông nghiệp để xây dựng nông nghiệp công nghệ cao. Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đang thực hiện kí hợp đồng cho DN thuê đất và DN phải nộp tiền thuê đất 1 lần với thời hạn 20 năm. Bà Trần Kim Liên, Tổng giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam cho biết: “Khi xây dựng hệ thống nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam, chúng tôi phải xây dựng toàn bộ đường sá, hệ thống cấp thoát nước, kho, nhà làm việc. Những hạ tầng cơ sở này làm hoàn toàn trên đất nông nghiệp và bất hợp pháp nên không có cơ sở pháp lí nào đảm bảo tài sản đã đầu tư của DN. Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang phải “lơ” đi những việc làm của DN, tuy nhiên bất cứ lúc nào các cơ quan quản lý đều có thể xử phạt được DN vì xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp”, bà Liên cho biết và thông tin, hiện việc tích tụ, tập trung đất nông nghiệp do doanh nghiệp tự thỏa thuận người nông dân, còn chính quyền không tham gia việc này. Bà Liên kiến nghị Nhà nước cần vai trò trong việc hình thành quỹ đất nông nghiệp và có những chính sách hỗ trợ DN phù hợp.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
12:09 | 23/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Stress khi chạy deadline mùa Tết: Người trẻ làm gì để giảm căng thẳng?
15:08 | 23/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics