Thu hút du khách quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch
Giải bài toán chính sách visa để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam | |
Nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch kinh doanh |
Trong 2 tháng đầu năm 2023, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1,8 triệu lượt, tăng 7,1% so với tháng 1. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN |
Vì sao du lịch Việt Nam đi trước về sau?
Theo các chuyên gia, Việt Nam tuyên bố mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3/2022, một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 nhưng lại có tỷ lệ phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Du lịch, đến cuối năm 2022, Việt Nam chỉ đón được 3,6 triệu lượt khách quốc tế, bằng 70% kế hoạch. Trong khi Thái Lan đón hơn 11 triệu lượt khách quốc tế, Singapore đón 6,3 triệu khác quốc tế, Indonesia đón 5 triệu lượt khách quốc tế… Các nước trên đều vượt mục tiêu đề ra.
Chia sẻ tại hội thảo "Mở visa, phục hồi du lịch" diễn ra mới đây, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc Vietjet cho biết, trước khi xảy ra dịch Covid-19, du lịch đóng góp đến 9,2% vào GDP của cả nước. Sau dịch, chúng ta mở cửa sớm nhưng đến nay du lịch chỉ đóng góp chưa tới 2% GDP do doanh thu thời gian qua đã xuống rất thấp. Đây là vấn đề cấp bách của nền kinh tế và cần tìm ra giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển, góp phần phục hồi kinh tế. Lấy Vietjet làm dẫn chứng, ông Quang cho biết trước đây, mỗi ngày Vietjet có đến 85 chuyến bay đến Trung Quốc, trong 2 năm qua đã ngưng toàn bộ. Chuyển hướng qua thị trường Ấn Độ nhưng công suất cao nhất cũng chỉ mới 17 chuyến mỗi ngày.
Bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Khối Sun World, Tập đoàn Sun Group cho biết, sau khoảng một năm sau khi mở cửa du lịch trở lại, đến nay khách nước ngoài vẫn còn rất hạn chế. Điển hình như hệ thống khu vui chơi giải trí Sun World rất vắng khách nước ngoài kể từ năm ngoái đến nay, ngay cả những dịp vốn được coi là cao điểm như tết Nguyên đán vừa qua. Đơn cử, lượng khách đến Sun World Ba Na Hills dịp tết Nguyên đán 2023 chỉ đạt khoảng 55% so với tết Nguyên đán 2019. Hay ở Phú Quốc trong mùa quý 4/2022 và quý 1/2023 - mùa inbound (mùa khách nước ngoài vào) giảm gần 50%. Tại Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), có những tuần đóng cửa vì du khách không đủ đông. Tình trạng sụt giảm lượng khách có nguyên nhân lớn từ việc thiếu vắng khách quốc tế.
Phải gỡ được rào cản visa
Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như thị trường nguồn Đông Bắc Á chiếm tới 60% chưa được mở cửa, ảnh hưởng chiến sự Nga – Ukraine… Tuy nhiên, về mặt chủ quan, các doanh nghiệp đón khách quốc tế tại Việt Nam đều cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất với đón khách quốc tế trong thời gian qua là việc cấp thị thực nhập cảnh (visa) còn chưa thông thoáng so với các nước trong khu vực. TS. Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch (TAB) nhấn mạnh, du lịch Việt Nam đang đi lùi, cần sớm “mở toang” cánh cửa visa để cứu doanh nghiệp. “Cá nhân tôi không bao giờ nói rằng, chính sách visa là nguyên nhân gây ra những khó khăn mà các doanh nghiệp du lịch, hàng không Việt Nam đã và đang mắc phải. Tuy nhiên, nếu cởi mở chính sách visa song song quảng bá du lịch là thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp doanh nghiệp du lịch, đặc biệt mang thêm ngoại tệ vào đất nước", ông Lương Hoài Nam chia sẻ.
Đồng quan điểm, bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Khối Sun World cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam chưa hút được khách quốc tế có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, rào cản lớn hiện nay là chính sách visa. Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho 24 quốc gia theo hình thức đơn phương và song phương. Thị thực điện tử cấp cho 80 quốc gia nhưng bị giưới hạn số cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh. Thời gian lưu trú thông thường khoảng 15 ngày và nhập cảnh 1 lần.
Theo đó, để trở lại đường đua du lịch sau Covid-19, bà Trần Nguyện đề xuất, trong ngắn hạn cần mở rộng phạm vi quốc gia được miễn thị thực đơn phương, cụ thể là mở rộng miễn thị thực cho tất cả các quốc gia thuộc danh sách được cấp thị thực điện tử vào Việt Nam để có thể tranh thủ đón khách quốc tế trong dịp hè này. Trong dài hạn, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó tăng thời hạn miễn thị thực lên 90 - 180 ngày, thời gian tạm trú 30 - 45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần. Xem xét thêm việc miễn phí visa cho một số nước có nhu cầu ở dài như Australia, New Zealand…
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation cho biết, khách quốc tế đóng góp lớn vào cơ cấu doanh thu của ngành du lịch. Minh chứng là trong 3 năm trước đại dịch Covid-19, trung bình khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/5 khách nội địa, nhưng đóng góp khoảng 58% tổng thu nhập từ khách du lịch. Việt Nam tuyên bố mở cửa hoàn toàn du lịch từ 15/3, tuy nhiên sau 1 năm qua, khách quốc tế đến Việt Nam vẫn lèo tèo, ì ạch, là do điều kiện quá chặt, bắt đầu từ vấn đề thị thực (visa). Với chính sách visa hiện nay, du lịch Việt Nam không thể phục hồi. Vì vậy, cần đánh giá hiệu quả của chính sách miễn visa cho các nước vừa qua, ngay cả Visa-on-Arrival (visa tại sân bay) vẫn phải xin phê duyệt trước. Mỗi ngày chỉ hơn 2.000 e-visa được xử lý, trong khi quy trình này vẫn nhận phàn nàn của du khách, chúng ta khó mong đợi con số 8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023.
Theo ông Trần Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, từ khi có Pháp lệnh du lịch vào năm 1999, Tổng cục Du lịch đã xác định du lịch là ngành liên vùng, cần sự đồng hành của các bộ ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và thậm chí của các cộng đồng dân cư. Du lịch không đơn thuần chỉ là chuỗi dịch vụ. Du lịch cũng không phải bắt đầu từ visa mà từ khi du khách chưa đến Việt Nam. Khi đó du khách tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam, các điểm đến.
Hiện Tổng cục Du lịch và các địa phương đang xúc tiến du lịch, để quảng bá rộng rãi hình ảnh, đất nước con người Việt Nam đến du khách nước ngoài. Khi khách đã biết đến Việt Nam sẽ xin visa. Sau đó là đến Việt Nam bằng đường hàng không đến đường biển, đường sắt. Nhập cảnh vào Việt Nam, du khách sẽ tiếp cận các điểm đến, dịch vụ, sản phẩm du lịch..., nên rất cần phối hợp liên ngành, liên địa phương.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM: Kiến nghị mở rộng đối tượng được cấp visa Visa là một trong những khâu cần phải tháo gỡ để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Vì thế, TPHCM kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan, mong mở rộng đối tượng được cấp visa, nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 ngày lên ít nhất 30 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng dài ngày của khách du lịch từ các thị trường xa. Tương tự, thay vì cấp thị thực một lần, nên nâng cho xuất nhập cảnh được nhiều lần vì nhiều đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn TPHCM có nhu cầu mở tour liên kết, giúp tăng giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, kiến nghị nên kéo dài thời gian hiệu lực của chính sách miễn thị thực lên 5 năm để các cơ quan, doanh nghiệp du lịch và đối tác có thể xây dựng các kế hoạch khai thác thị trường ổn định và tương đối dài hạn hơn. Đồng thời, ngành Công an cần ứng dụng công nghệ vào việc cấp visa điện tử nhiều hơn để tăng độ nhanh và chính xác cho người dân, du khách khi thực hiện đổi và cấp visa điện tử. Đó là đăng ký tên miền eVisa mới theo hướng dễ nhớ, nâng cấp trang thông tin cấp thị thực điện tử bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Chúng ta nên tập trung việc nhỏ này trước khi có thay đổi chính sách, nhằm cải thiện ngay hình ảnh của Việt Nam với khách du lịch qua khâu đầu tiên là xin phép vào Việt Nam. Đại tá Đặng Tuấn Việt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an): Không có nhiều khách du lịch đề nghị gia hạn tạm trú Chính sách thị thực (visa) hiện tại của Việt Nam đã được đánh giá là thông thoáng, thuận lợi cho người nước ngoài. Cụ thể, công dân 13 nước được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam với thời gian lưu trú 15 ngày không phân biệt mục đích. Sau thời gian này, các cơ quan công an có thể gia hạn tạm trú (không phải hoàn toàn giới hạn trong 15 ngày). Nhưng qua thống kê của cơ quan này, không có nhiều khách du lịch đề nghị gia hạn tạm trú. Bên cạnh đó, người nước ngoài vào khu du lịch, khu kinh tế cửa khẩu được miễn thị thực trong 30 ngày. Như vậy, khách quốc tế có thể vào các khu vực này bất kỳ lúc nào cũng được. Đồng thời, Việt Nam đã thực hiện cấp thị thực điện tử (eVisa) có thời hạn tạm trú 30 ngày. Khách nước ngoài chỉ cần sử dụng điện thoại hay máy tính đăng ký vào cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và khai thông tin là được. Mức phí eVisa là 25 USD nộp vào tài khoản trực tiếp của Bộ Tài chính. Sau thời gian 3 ngày, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả trên online. Theo đó, người nước ngoài không cần gặp ai, không cần chứng minh tài chính, không cần trả thêm chi phí gì khi xin eVisa. Theo thống kê, từ 15/3/2022 đến nay, khách nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức eVisa với hơn 1,2 triệu người, nhiều gấp 6 lần sử dụng visa thông thường. Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cảnh báo hiện có nhiều trang web giả mạo, dùng tài khoản nước ngoài để thu phí eVisa cao và thậm chí làm gián đoạn việc cung cấp visa điện tử của Việt Nam. Trong thời gian tới, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tiếp tục ghi nhận các ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp, chuyên gia để tiếp tục đưa vào sửa đổi một số điều của luật Xuất nhập cảnh sớm nhất với thủ tục rút gọn. Từ đó tạo thuận lợi hơn nữa theo chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Chính phủ. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG): Đẩy mạnh du lịch mua sắm và sức khỏe Thái Lan có nét tương đồng về điều kiện thiên nhiên với Việt Nam, tuy nhiên khoảng cách ngành du lịch 2 nước còn rất lớn. Nguyên nhân, Thái Lan tập trung cải thiện về các loại hình dịch vụ, sản phẩm, nâng cao các trải nghiệm cho du khách. Du lịch mua sắm của Thái Lan có đầy đủ các mô hình, từ trung tâm thương mại trung cấp, cao cấp tại các trung tâm thành phố, trung tâm thương mại factory outlet hàng hiệu bán hàng qua mùa, tới cửa hàng miễn thuế dưới phố, mô hình ẩm thực đường phố cùng nhiều hoạt động bán lẻ đặc biệt khác như chợ vải, chợ thời trang… Du lịch mua sắm Thái Lan góp phần tăng mạnh doanh thu chi tiêu quốc tế với tỷ lệ tăng trưởng kép 28,2% và du lịch sức khỏe đóng góp tới 4,7 tỉ USD trong năm 2020. Tương tự, là đảo Hải Nam tại Trung Quốc. Đảo Hải Nam nằm gần Việt Nam, có đủ các yếu tố về điều kiện thiên nhiên để có thể phát triển gần như toàn bộ tất cả các loại hình dịch vụ, từ du lịch nghỉ dưỡng, mua sắm, khám phá, giải trí, y tế… Chính phủ Trung Quốc đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi cho đảo Hải Nam, với chủ trương xây dựng đảo Hải Nam thành Khu thương mại tự do để thu hút đầu tư và du lịch ,thúc đẩy hơn nữa nhiều ngành nghề phát triển. Nơi đây có các trung tâm mua sắm miễn thuế lớn nhất thế giới với khoảng 800 thương hiệu. Với các chính sách được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt, các khu thương mại miễn thuế được phân bổ gần như khắp các địa điểm du lịch trên đảo. Với các chính sách này, giá cả tại đây gần như cạnh tranh được trên toàn thế giới. Theo đó, bên cạnh việc mở chính sách về cấp/miễn visa, nâng cao năng lực hạ tầng vận chuyển, Việt Nam cần các chính sách để phát triển mô hình du lịch sức khỏe và phát triển các tổ hợp mua sắm, vui chơi, giải trí. Đặc biệt, du lịch sức khỏe là một trong những loại hình du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Theo báo cáo của Global Wellness Institute, quy mô du lịch sức khỏe năm 2020 là 436 tỷ USD và dự báo tăng lên tới 1.128 tỷ USD vào năm 2025. Đây được coi là một trong những thị trường mang lại doanh thu cao nhất trong các loại hình du lịch. Nếu Việt Nam ưu tiên phát triển thị trường này, đây có thể sẽ trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong thời gian tới. Ông Trịnh Ngọc Thành, Phó Tổng giám đốc Thương mại Vietnam Airlines: Lượng hành khách tăng gấp đôi khi các nước áp dụng miễn visa, đường bay thẳng Qua quá trình xúc tiến du lịch, tham gia các hội chợ xúc tiến du lịch, tôi nhận thấy cùng một cơ hội, cùng một khu vực Đông Nam Á nhưng các nước có chính sách visa tốt hơn, tạo sự cạnh tranh thu hút khách, điển hình như Thái Lan miễn visa đã thu hút lượng du khách tăng gấp đôi. Ngoài ra, với kinh nghiệm trong ngành hàng không, những nước miễn visa, có đường hàng không bay thẳng thì trong vòng 3 năm, lượng hành khách tăng lên gấp đôi chứ không phải tăng lên mức độ trung bình 5 - 10%. Vì vậy, ngoài đề xuất về tháo gỡ khó khăn cho visa, Việt Nam cần đẩy mạnh các chương trình quảng bá du lịch quốc gia, thúc đẩy xúc tiến, quảng bá du lịch liên tục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có các văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài để thu hút khách đến Việt Nam. Có thể thấy, Thái Lan có đến 5 văn phòng ở 5 tỉnh khác nhau tại Trung Quốc, còn Việt Nam thì không. |
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK