Thời điểm thử thách bản lĩnh doanh nhân Việt
100 ngày thử thách hồi sinh với nền kinh tế Việt Nam | |
Doanh nhân Việt Nam đồng hành cùng dân tộc | |
Niềm tin nâng tầm doanh nhân Việt |
Nghi thức truyền lửa và nhiệt huyết của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tại lễ kỷ niệm 25 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam. |
“Lửa thử vàng”
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến nay Việt Nam đã có trên 800 nghìn doanh nghiệp hoạt động, hơn 25 nghìn hợp tác xã và khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Với số lượng này, tính một cách tương đối, cả nước có khoảng 7-8 triệu doanh nhân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” Các doanh nhân cần “thắng không kiêu, bại không nản” và “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, dù khó khăn đến đâu thì cũng là những khó khăn trước mắt và tạm thời. Bây giờ là lúc thử thách bản lĩnh của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân hơn lúc nào hết. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, chúng ta cũng phải rà soát, nhìn nhận lại năng lực quản trị của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng phải mạnh hơn lên và nhận ra điểm yếu, điểm mạnh. Doanh nghiệp lớn, thì chí phải lớn, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chí càng phải lớn mới có thể sánh vai với các doanh nghiệp lớn hơn. (Lược ghi phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại buổi làm việc với VCCI ngày 7/10/2021) Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Cần tư duy mới cho sức mạnh mới của doanh nhân Vừa là động lực, vừa là sản phẩm của công cuộc đổi mới, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nét đặc trưng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam là tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với xã hội. Điều này thể hiện đặc biệt rõ khi vừa qua doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã quyên góp tiền và hiện vật trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, triển khai hàng loạt chương trình thiện nguyện trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Để thực hiện mục tiêu, khát vọng của dân tộc đã nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, trong thời gian tới, trước hết là trong nhiệm kỳ tới 2021-2026, VCCI và giới doanh nhân Việt Nam có rất nhiều nhiệm vụ phải thực hiện, sẽ cần phải có tư duy, tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và các giải pháp mới, đặc biệt, cần bắt tay ngay vào xây dựng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hoá kinh doanh với bản sắc riêng của giới doanh nhân Việt Nam, lấy đó làm nền tảng đoàn kết cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và sức mạnh mới của giới doanh nhân Việt Nam. H.Dịu (ghi) |
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 kéo dài đã và đang là thách thức sức chịu đựng của cộng đồng doanh nhân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 94% doanh nghiệp trên cả nước đang lâm vào tình trạng khó khăn vì dịch bệnh. Tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam, 98% doanh nghiệp thiệt hại nặng nề. Vì thế, đây chính là thời điểm “lửa thử vàng, gian nan thử sức” của cộng đồng doanh nhân.
Chia sẻ về nỗ lực duy trì hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 (Đà Nẵng) cho biết, hiện nhu cầu về các sản phẩm đồ bảo hộ y tế, áo quần thể thao từ các thị trường Mỹ, châu Âu tăng mạnh. Nên doanh nghiệp đã triển khai phương án sản xuất “3 tại chỗ” để duy trì hoạt động sản xuất, không chỉ vì doanh thu mà còn vì uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Theo ông Chính, nếu vì dịch bệnh mà dừng sản xuất, doanh nghiệp sẽ mất bạn hàng vào tay đối tác khác và sẽ bị đánh bật khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu mà doanh nghiệp đã rất nỗ lực để tham gia.
Trong khi đó, nhờ vào sự đổi mới tư duy và công nghệ cho sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp vẫn có sự bứt phá về kết quả kinh doanh. Đơn cử, doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nafoods Group (Nghệ An) cho hay, nhờ thực hiện và đầu tư cho số hoá, sản xuất từ con giống, nguyên liệu đến chế biến, 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu tăng trưởng 31%, lợi nhuận ròng tăng 19% so với cùng kỳ năm 2020. Hơn nữa, với việc duy trì phương án sản xuất “3 tại chỗ”, tiếp cận sớm nguồn vắc xin cho lực lượng lao động nên doanh nghiệp vẫn mở rộng cơ sở sản xuất, phân phối và sản phẩm đã được xuất khẩu đến 70 quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, trong khó khăn, các doanh nhân vẫn tích cực tham gia cho các hoạt động cộng đồng, nhất là công tác phòng chống dịch. Hàng nghìn tỷ đồng và rất nhiều hiện vật, vật tư y tế đã được cộng đồng doanh nghiệp đóng góp cho công tác phòng chống dịch. Trong đó cần phải kể đến những sáng tạo của cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam. Dù còn non trẻ như chính tên gọi và gặp nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng này vẫn tích cực tham gia vào công tác chống dịch bằng chuỗi sáng kiến về mô hình hoạt động của các “ATM” từ oxy, thực phẩm, thuốc, hiến máu tình nguyện cho đến cả F0 hỗ trợ chống dịch… Đại diện Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho hay, những sáng kiến này chất chứa tình yêu thương của những doanh nhân trẻ, vừa nỗ lực vượt khó cho chính mình, vừa góp phần cùng bảo vệ sức khỏe toàn dân, giúp cộng đồng vượt qua giai đoạn khó khăn.
Doanh nhân, doanh nghiệp là đối tượng cần được phục vụ
Tại diễn đàn chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp do Tạp chí Hải quan tổ chức hồi đầu tháng 10, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đã cho rằng, Chính phủ và các bộ ngành địa phương cần thay đổi mạnh mẽ nhận thức cho phép doanh nghiệp trở thành chủ thể tham gia vào các hoạt động, thay vì chỉ là đối tượng chịu sự quản lý như trước đây.
Thực tế vừa qua cho thấy, các doanh nghiệp, doanh nhân được nhìn nhận ở vai trò đóng góp nguồn lực cho công cuộc phòng chống dịch. Nhưng theo các chuyên gia, vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân phải ở mức cao hơn, phải là đối tác trong công cuộc phòng chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế. Đặc biệt, đối với việc xây dựng các chính sách và chủ trương hỗ trợ, các doanh nghiệp cũng nên là đối tác để chính sách thực sự đồng hành với doanh nghiệp.
Theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội, nếu đưa doanh nghiệp trở thành chủ thể để thực hiện “mục tiêu kép” thì sẽ huy động được nguồn lực vô cùng to lớn, huy động được trí tuệ của các doanh nhân, giảm một gánh nặng lớn cho chính quyền, mà vẫn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ông Cường cho rằng, doanh nghiệp, doanh nhân không chỉ là một đối tượng chịu sự quản lý và giám sát mà còn là chủ thể đồng hành trong các hoạt động về kinh tế, xã hội. Do đó, các cơ quan quản lý cần thay đổi tư duy, phải xem doanh nghiệp là đối tác cần được phục vụ và đáp ứng yêu cầu. Song song đó, các doanh nhân cũng phải thay đổi chính mình, tự nâng cấp tư duy và nội tại doanh nghiệp để phát triển bền vững hơn.
Tin liên quan
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
20:29 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng gấp rút hỗ trợ khách hàng hoàn tất xác thực sinh trắc học
16:25 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan chung tay xây dựng thêm 3 ngôi nhà mơ ước
09:17 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh Top 10 sản phẩm dịch vụ tin dùng năm 2024
07:49 | 26/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải pháp logistics toàn diện cho doanh nghiệp tại cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài
14:26 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
11:01 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NAPAS ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
10:18 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát triển xanh bền vững: Động lực mới cho ngành bán lẻ
08:30 | 25/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics