Niềm tin nâng tầm doanh nhân Việt
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ doanh nhân tại cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân ngày 30/9.
Thành công cho người biết hướng đi
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã có không ít doanh nhân được thế giới công nhận. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 tỷ phú Việt Nam được Tạp chí Forbes danh tiếng công nhận là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Sovico Holdings, người sáng lập kiêm CEO hãng Hàng không VietJet Air. Xếp dưới một chút, đội ngũ doanh nhân Việt Nam có ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO Tập đoàn Trung Nguyên, được vinh danh là “vua cà phê” hay bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được bình chọn là một trong những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư… Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về đội ngũ doanh nhân với những tên tuổi như Trương Gia Bình (FPT), Phạm Thị Việt Nga (Công ty Dược Hậu Giang), Thái Hương (TH True Milk)… đã làm rạng danh doanh nhân Việt trên bản đồ quốc tế.
Thành công của những doanh nhân trên đều xuất phát từ khát vọng vươn lên và vươn xa. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT từng chia sẻ, thế hệ doanh nhân của ông sinh ra trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn nên tư duy thiên về sinh tồn và khả năng vượt khó, nên khát vọng và hoài bão rất lớn. Chính vì thế, bằng nỗ lực và khoa học công nghệ, vị doanh nhân này đã “chiến đấu” để tạo dựng tên tuổi cho FPT và cũng chính là tên tuổi của Trương Gia Bình.
Ngoài ra, cùng với khát vọng, những người “thuyền trưởng” cũng phải có sự liều lĩnh, dám nghĩ dám làm. Chia sẻ về sự thành công của DN tại thị trường quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova cho biết bà đã từng nhiều lần “làm liều”, nhiều lần một thân một mình đến Mỹ tìm kiếm cơ hội hợp tác; dám “liều mình” mang sản phẩm sơn Kova sang Singapore cạnh tranh với những thương hiệu “sừng sỏ” nhất trên thế giới đang có mặt tại đây. Chính nhờ sự liều lĩnh như vậy mà đến nay, Kova đã có 9 nhà máy và 12 công ty thành viên ở 7 nước; sản phẩm sơn được phủ lên nhiều công trình nổi tiếng; tên tuổi của bà Nguyễn Thị Hoè đã được cộng đồng doanh nhân và khoa học quốc tế biết đến qua những giải thưởng uy tín và danh giá.
Tuy nhiên, nếu xét trên con số khoảng 80 triệu dân và khoảng 600.000 DN lớn, vừa và nhỏ… thì số lượng doanh nhân kể trên còn quá ít ỏi. Trong buổi đối thoại được xem là chưa có tiền lệ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và một số tập đoàn kinh tế tư nhân, Thủ tướng đã trăn trở là làm thế nào để không phải chỉ có mười mấy người ngồi đây, không phải chỉ có dưới 10.000 DN mà phải có nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh.
Cố gắng hết mình
Nhìn vào tổng thể, 90% DN nước ta là DN nhỏ và vừa, quy mô làm ăn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, tư duy tầm nhìn còn hạn chế… Chưa kể đến, theo nhiều nhận xét, doanh nhân nước ta vẫn giữ thói quen làm ăn “chụp giật”, “cơ hội”, đầu cơ lướt sóng, sẵn sàng bất chấp đạo lý kinh doanh, làm giả, làm nhái, “luồn lách” để thu về lợi nhuận… Trong khi, DN lớn mạnh phụ thuộc nhiều vào sự chèo lái của “thuyền trưởng” doanh nhân. Doanh nhân phải dám nghĩ dám làm, phải có bản lĩnh để vượt qua những khó khăn và biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới; đặc biệt, doanh nhân phải có khát vọng vươn xa thì mới có thể đạt được tầm và chuẩn mực quốc tế.
Thời kỳ hội nhập như hiện nay, môi trường kinh doanh đều đã khác với sự khốc liệt và cạnh tranh hơn. Vì thế, thực tế cũng yêu cầu chúng ta cần có những đội ngũ doanh nhân chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn, mang khát vọng vươn xa hơn. Nhưng điều này muốn làm được không thể đặt hết trách nhiệm và gánh nặng lên vai đội ngũ doanh nhân mà phải trông chờ vào cả môi trường kinh doanh. Lãnh đạo Chính phủ cũng đã nhiều lần đặt vấn đề để làm sao có thêm nhiều DN tư nhân lớn mạnh, phải giải quyết hết nút thắt về thế chế, môi trường, pháp lý… giúp DN tư nhân Việt Nam phát triển.
Đầu tháng 10, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đó, nhiều nghị quyết, quyết định của các cơ quan quản lý cũng được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho DN phát triển. Vì thế, nhiều doanh nhân trẻ cho rằng, môi trường kinh doanh hiện nay đã giúp tăng niềm tin, tạo động lực để DN sáng tạo, phát huy thế mạnh nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
Có thể thấy, phát triển DN, mở rộng thị trường đã trở thành nhu cầu tự thân của mỗi doanh nhân. Thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay đang cố hết sức mình không chỉ vì mục tiêu tạo dựng tên tuổi doanh nhân mà chủ yếu để phát triển DN, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tất nhiên, việc nâng tầm doanh nhân ra thế giới tại Việt Nam vẫn là câu chuyện dài, nhưng không phải không có hồi kết. Với những nỗ lực từ phiá doanh nhân và cơ quan quản lý như hiện nay, chắc chắn, con đường để đưa các doanh nhân Việt Nam lên tầm thế giới luôn rộng mở, để ngày càng có nhiều hơn nữa doanh nhân Việt, thương hiệu Việt rạng danh thương trường quốc tế.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Tin tưởng đội ngũ doanh nhân có những bước đột phá Sau 30 năm cải cách mở cửa, đội ngũ doanh nhân đã có sự trưởng thành vượt bậc. So với trước đây, đội ngũ doanh nhân đã mạnh dạn hơn với mở cửa thể chế, hội nhập; dày dạn hơn trên thương trường hơn, tạo thành tích tăng trưởng của cả nền kinh tế đất nước. Đáng mừng là Việt Nam có đội ngũ doanh nhân đầy năng lượng, có tinh thần sáng tạo, rất phù hợp với giai đoạn kinh tế mới. Tôi tin đội ngũ doanh nhân sẽ có những bước phát triển đột phá trong thời gian tới, với sự dẫn đường của công cuộc cải cách thể chế, sự thúc đẩy của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, thời gian qua, hầu hết DN tăng trưởng theo chiều rộng, đồng nghĩa với việc dựa vào tài nguyên và lao động giá rẻ nên rất khó có được thương hiệu chất lượng, do vậy, số lượng doanh nhân được ghi nhận, xếp hạng, tôn vinh còn quá ít. 2017 là năm APEC, Việt Nam đã chuẩn bị tốt cho sự kiện này nên sắp tới sẽ là nơi hội tụ của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC cùng các CEO hàng đầu thế giới. Vì thế, các hội nghị thượng đỉnh cùng hoạt động bền lề APEC sẽ là cơ hội để các doanh nhân học hỏi, tăng cường khả năng kết nối với các doanh nhân thế giới. |
Tin liên quan

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
