Thị trường M&A giảm nhiệt thời Covid
![]() |
Số liệu về hoạt động M&A từ giữa năm 2019 đến nay cho thấy, bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng là các ngành chủ yếu thu hút các thương vụ M&A. Ảnh: ST |
M&A sụt giảm mạnh
Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm, hoạt động M&A cũng chứng kiến mức sụt giảm mạnh từ đầu năm đến nay.
Theo đó, tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 901,7 tỷ USD, thấp hơn 52% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tại thị trường Việt Nam, nếu như tổng giá trị các thương vụ M&A năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, thì sang năm 2020, dự kiến giá trị M&A tiếp tục suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, chỉ bằng 48,6% so với năm 2019.
Về triển vọng của M&A thời gian tới, mặc dù số liệu cho thấy sự chững lại của thị trường M&A, song với xu thế dịch chuyển đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc tìm hiểu DN trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng giống như lò xo bị nén lại và là tiền đề cho sự bùng nổ trong năm 2021. Ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Ngoài Covid-19, một lí do khác khiến M&A năm nay sụt giảm là do tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020 tiếp tục trầm lắng và chưa thực hiện được theo kế hoạch.
Thị trường kỳ vọng có thêm những thương vụ thoái vốn ở quy mô lớn, nhằm giúp gia tăng đáng kể giá trị M&A của Việt Nam.
“Covid- 19 và trạng thái bình thường mới có tác động đến hoạt động M&A trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, gia tăng các hoạt động tái cấu trúc, nhu cầu bán doanh nghiệp nhiều hơn nhưng việc thẩm định chi tiết và ra quyết định cũng khó khăn hơn”, ông Lê Trọng Minh, Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 cho biết.
Liên quan đến hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài trong năm 2020, ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, số lượng thương vụ M&A của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm mạnh. Theo đó, giá trị các thương vụ M&A giữa các nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước chỉ bằng 40% so với năm ngoái về giá trị và số lượng các thương vụ cũng sụt giảm đến 50%.
Theo ông Đỗ Văn Sử, đặc thù của những thương vụ M&A này là sự chảy vào của dòng vốn từ ngoài biên giới, tuy nhiên, việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia ròng rã gần 10 tháng nay khiến nhân lực cũng như máy móc không thể di chuyển được đã trực tiếp hạn chế hoạt động nghiên cứu thị trường và ra quyết định mua bán. Phần lớn các thương vụ thực hiện trong năm nay đều là giao dịch đã được tìm hiểu từ trước đó.
Số liệu từ Bộ KH&ĐT cũng cho thấy, trong 10 tháng năm 2020, có 5.451 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 6,1 tỷ USD, giảm 43,5% so với năm trước. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có gần 1.400 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp gần 2,5 tỷ USD và 4.059 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị hơn 3,6 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, đại dịch Covid-19 với lệnh phong tỏa biên giới ở nhiều quốc gia đang làm chậm lại các hoạt động M&A tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn trong dài hạn, dịch bệnh sẽ khiến thị trường bùng nổ với nhu cầu gia tăng cả bên bán và bên mua. Ông Đỗ Văn Sử cũng nhấn mạnh, Việt Nam được kỳ vọng là điểm đến của các dòng vốn nước ngoài trong quá trình dịch chuyển dòng vốn đầu tư, đặc biệt là trong một năm có một loạt biến động lớn đã và đang diễn ra như năm 2020.
Sẽ bứt phá trong 2021
Số liệu về hoạt động M&A từ giữa năm 2019 đến nay cho thấy, bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng là các ngành chủ yếu thu hút các thương vụ M&A.
Trên thị trường, các nhà đầu tư ngoại vẫn ở vị thế dẫn dắt, trong đó các nhà đầu tư chủ yếu đến từ 4 quốc gia gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là tỷ trọng giá trị M&A mà doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đang có xu hướng tăng lên.
Theo chia sẻ của bà Phạm Mai Hương, Giám đốc Tư vấn Tài chính và Mua bán Doanh nghiệp KPMG Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2020, lượng khách hàng đến tìm hiểu, trao đổi không giảm đi, đặc biệt là ở lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản. Bên cạnh đó, mảng bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu cũng nhận được nhiều sự quan tâm, cùng với đó là các mảng sản xuất nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu có tiềm năng xuất khẩu tốt cũng được nhiều khách hàng tìm hiểu.
Liên quan đến M&A trong lĩnh vực bất động sản, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao Thị trường vốn Việt Nam, Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam (JLL) cho biết, quá trình tham gia tư vấn cho những dự án bất động sản đang là nợ xấu của ngân hàng, JLL ghi nhận việc các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các món nợ xấu này. Tuy nhiên, trong một số thương vụ gần đây, đã có những rào cản về quy trình dẫn tới khoảng cách lớn giữa ngân hàng là bên bán và nhà đầu tư là bên mua, khiến hai bên chưa gặp được nhau.
Theo phản ánh của đại diện JLL, nhiều nhà đầu tư trong nước đã tiến hành mua các khoản nợ xấu và tỷ lệ thành công cao, tuy nhiên, việc mua lại nợ xấu đang là tài sản thế chấp của ngân hàng của các nhà đầu tư nước ngoài khó khăn hơn rất nhiều.
Bên cạnh đầu tư cho các dự án mới, việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp đang và sẽ là một phần quan trọng trong hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhận dịnh về triển vọng của M&A thời gian tới, ông Đỗ Văn Sử cho rằng, mặc dù số liệu cho thấy sự chững lại của thị trường M&A, song với xu thế dịch chuyển đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc tìm hiểu DN trong nước của các nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng giống như lò xo bị nén lại và là tiền đề cho sự bùng nổ trong năm 2021.
Để tiếp nhận các dòng vốn M&A, đại diện Công ty JLL cho rằng, thử thách lớn của Việt Nam là độ minh bạch về quản trị doanh nghiệp, tính pháp lý của dự án, bởi uy tín của DN và tính pháp lý dự án là những vấn đề được nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. “Nếu DN có thể đáp ứng các tiêu chí đó, hoạt động M&A sẽ nhiều hơn trong năm 2021 và các năm sau”, bà Nguyễn Thị Vân Khanh nhận định.
Tin liên quan

Nâng chất sản phẩm, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử
17:07 | 30/06/2025 Thương mại điện tử

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt
08:19 | 28/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng
08:37 | 28/06/2025 Nhịp sống thị trường

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xuất khẩu tăng, nhưng dệt may vẫn đứng trước bài toán đổi hướng
08:57 | 10/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Lộ trình chuyển đổi toàn diện cho hộ, cá nhân kinh doanh
13:42 | 24/06/2025 Infographics

Tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh, thành phố

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp

Những lưu ý khi sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Vietnam Post hỗ trợ nhận, trả kết quả thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh thành

Việt Nam có 5 tỷ phú USD trong danh sách của Forbes

Vinh danh 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025

Viettel khẳng định vị thế dẫn đầu tại giải thưởng công nghệ uy tín thế giới

Từ hôm nay (1/7/2025) nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Mặt hàng kính ô tô phù hợp phân loại nhóm 87.08

Thuế GTGT hàng nhập trị giá thấp gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

Hải quan khu vực IV hướng dẫn nội dung mới về thuế Giá trị gia tăng, thuế XNK

Áp dụng thuế GTGT đối với thiết bị điện tử gia dụng và chuyên dùng

Thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đến hết 31/12/2026

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ

Quế Việt Nam trở thành “vàng nâu” triệu đô toàn cầu

Trung tâm Giao dịch bất động sản dự kiến vận hành vào đầu năm 2026

Sáp nhập tỉnh/thành: Cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản

Phân khúc bán lẻ đang phục hồi tốt hơn kỳ vọng

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt
