Thị trường lao động thế giới quay cuồng vì “bão” Covid-19
Thu nhập của người lao động trong 9 tháng đầu năm nay giảm 10,7%. |
ILO cho biết tổn thất nghiêm trọng về thời giờ làm việc do đại dịch đã dẫn tới mức sụt giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập của người lao động trên toàn thế giới. Ước tính trong 9 tháng đầu năm nay, thu nhập người lao động đã giảm 10,7%, tương đương 3.500 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo của ILO cho rằng các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, với tổn thất về thu nhập từ lao động đã lên tới 15,1%, là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch. Nguyên nhân là do người lao động ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là người lao động trong các lĩnh vực kinh tế phi chính thức, bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây. Đại dịch Covid-19 cũng gây tổn thất nặng cho ngành may mặc tại châu Á, vốn là trụ cột của khu vực, khiến nhiều người trong số 65 triệu công nhân trong ngành này phải vật lộn khi các nhà máy phải đóng cửa hoặc giảm lương. Báo cáo lưu ý xuất khẩu từ các nước xuất khẩu hàng may mặc ở châu Á trong nửa đầu năm 2020 đã giảm tới 70%, và vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi bùng phát đại dịch, khiến nhiều công nhân mất việc làm.
Ngay cả các nền kinh tế phát triển cũng “chao đảo” vì Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc trong tháng 9 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 3,6%, trong khi số người có việc làm giảm xuống còn 27,01 triệu người. Đây là đợt sụt giảm lao động dài nhất tại Hàn Quốc kể từ năm 2009 - thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi lực lượng lao động mất việc làm trong 8 tháng liên tiếp.
Ở bên bờ Đại Tây Dương, báo cáo “Sách Be” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi với tốc độ khiêm tốn trong đầu tháng 10/2020. Về tổng thể, bức tranh phục hồi là rất khác nhau giữa các lĩnh vực.
Trước tình hình khó khăn trên thị trường lao động nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung, Mỹ, châu Âu và một loạt nền kinh tế lớn khác liên tục tung ra các chính sách kích thích kinh tế “khổng lồ” để vực dậy nền kinh tế. Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mang đến giải pháp bổ sung hoàn toàn mới dành cho các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á. ADB cho rằng chìa khóa để hồi sinh các nền kinh tế Đông Nam Á sau đại dịch là việc tăng cường sự năng động của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), cùng với sự sáng tạo và quốc tế hóa.
Tin liên quan
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
AI sẽ thay đổi bức tranh thị trường lao động
13:27 | 01/12/2024 Nhìn ra thế giới
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics