Thay đổi xúc tiến xuất khẩu trong thời đại số
Xúc tiến XK hàng hóa không chỉ xoáy vào yếu tố thị trường mà cơ bản nhất là đối tác. Ảnh: ST. |
DN trầy trật "bơi"
Trong câu chuyện xúc tiến XK của DN mình, ông Hồng Minh Đức, chủ một DN chuyên XK chè hữu cơ cho hay: Khởi nghiệp từ năm 2003, song đến năm 2013, DN vẫn trầy trật trong XK chè sang châu Âu vì ấn tượng xấu của thị trường này đối với chè Việt Nam. Theo ông Đức, người châu Âu ấn tượng xấu với chè Việt Nam do bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng không đạt tiêu chuẩn. "Chúng tôi đã phải lái xe lòng vòng ở châu Âu để gặp từng DN chế biến chè thô. Năm đầu tiên, không DN nào muốn tiếp chúng tôi và lấy lí do là bận. Năm thứ hai, chúng tôi liên tục gửi mẫu chè sang nhưng bị chối. Chúng tôi cứ tiếp tục kiên trì gửi mẫu và cuối cùng họ đã chấp nhận thử, ấn tượng với sản phẩm. Sau nhiều năm nỗ lực xúc tiến XK chè sang châu Âu, xuất phát chỉ 2 -3 sản phẩm, đến nay công ty đã có 30 sản phẩm chè XK. Mặc dù còn nhiều khó khăn cần giải quyết nhưng DN đã tự tin hơn vào sản phẩm của mình, tiến tới thúc đẩy tìm các thị trường mới ", ông Đức chia sẻ.
Xung quanh câu chuyện xúc tiến XK của Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Văn Nam-Chủ tịch Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh lại phân tích từ góc độ vì sao hàng Việt vẫn chưa thực sự thâm nhập tốt vào các thị trường. Theo ông Nam, những tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm... của Việt Nam không được làm đầy đủ, đồng bộ, được cái này mất cái kia. Bên cạnh đó, quy định của Việt Nam có những thứ lệch, thấp hơn chuẩn nước ngoài. Sản phẩm đạt được yêu cầu, quy định của Việt Nam nhưng lại không đạt được yêu cầu, quy định của các nước. Chính vì vậy, hàng Việt Nam khi vào các thị trường còn phải qua nhiều khâu kiểm dịch, kiểm định chất lượng.
Ngoài ra, DN Việt khi XK còn chưa nắm vững được nhiều yếu tố như luật lệ, thủ tục hành chính, thực tế của chính sách, tiêu chuẩn... từng thị trường. Trong khi đó, cơ quan nhà nước lại chỉ phổ biến chung chung, không có xúc tiến cụ thể. DN phải tự mày mò tìm hiểu nhu cầu từng thị trường để đưa ra sản phẩm đạt yêu cầu. "Kinh nghiệm cho thấy, với mỗi Hiệp định thương mại tự do (FTA) mới mà Việt Nam tham gia thường xảy ra tình trạng, hàng các nước NK vào Việt Nam tăng nhanh chóng nhưng hàng XK Việt Nam vào các nước luôn chậm nhịp mất vài năm. Cản trở này không phải là lớn, DN Việt đều có thể vượt được nhưng cần có thời gian. Đòi hỏi đặt ra là cả DN và cơ quan quản lý nhà nước phải năng động hơn, tăng cường hợp tác trong công tác xúc tiến thương mại", ông Nam nhấn mạnh.
Xúc tiến nhắm vào đối tác
Xung quanh câu chuyện xúc tiến XK, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành phân tích: Việt Nam tham gia tới 16-17 FTA và đang đẩy mạnh xúc tiến theo các FTA. Ví dụ, Việt Nam có lợi thế về đồ gỗ, dệt may, da giày, nông sản, có thể XK được nhưng hàng hóa phải đáp ứng nguyên tắc xuất xứ, hiểu thị trường, kết nối được với nhà phân phối. Đây là cách Việt Nam vẫn đang làm và cách làm này quan trọng với nhiều lĩnh vực của Việt Nam.
Cách xúc tiến thứ hai rất nhiều DN Việt Nam không biết. "Ví dụ, khi DN đang cung ứng chi tiết cho Samsung thì có phải XK không? Đó chính là DN là đang XK. Nhiều người hiểu rằng, XK là phải bán hàng đi và được trả ngoại tệ, song không phải như vậy. Ngoại tệ chỉ là phương thức thanh toán. Thực tế, khách du lịch đến Việt Nam là Việt Nam đang XK du lịch. Sinh viên quốc tế đến học tại Việt Nam cũng là XK... Xúc tiến XK nhiều khi không phải chạy ra nước ngoài mà làm việc ngay với các đơn vị như Samsung, Boing (Tập đoàn FPT ngồi viết phần mềm cho Boing cũng là XK)… Đây là một cách tiếp cận rất quan trọng. Đó là sự vươn lên, từ người làm thuê thành người làm chủ logistic, làm chủ phân phối", chuyên gia Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia Võ Trí Thành, điểm quan trọng trong xúc tiến thương mại hiện nay là Việt Nam phải nhìn thị trường không chỉ ở một quốc gia mà là ở tầm kết nối quốc gia, khu vực và toàn cầu. Xúc tiến thương mại cũng không chỉ xoáy vào yếu tố thị trường mà cơ bản nhất là đối tác. Bởi, một công ty ở Việt Nam, ở Mỹ nhưng ông chủ có thể lại ở Hàn Quốc. "Vấn đề sở hữu có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Đối tác không phải chỉ để cùng XK mà phải xúc tiến cả NK, là yếu tố đầu vào, là chuỗi cung ứng... , như vậy phải xúc tiến cả XK lẫn NK. Nhiều đơn vị trung gian hiện nay là đối tác đầu vào quan trọng cho DN. Các câu chuyện như Việt Nam phải chơi với đối tác đầu vào nào để hợp với FTA nào mà Việt Nam tham gia là việc mà Bộ Công Thương phải xem xét, triển khai", chuyên gia Võ Trí Thành nói.
Thay "áo mới" cho hiệp hội
Đứng từ góc độ DN, giám đốc một công ty chuyên XK nông sản cho rằng: Phải thay đổi tư duy trong xúc tiến thương mại. Điều gì Nhà nước làm được thì cứ làm. Điều gì DN làm được thì phải tự làm, phải tự cứu mình. Vị này chia sẻ đã từng làm công tác thương vụ tại nước ngoài trước khi chuyển sang làm DN. Trên thực tế, thương vụ khá bận, thường xuyên phải đón khách, ít có thời gian cho khâu xúc tiến, cần có cách tiếp cận khác. "Tại sao không thể có thương vụ nhân dân? Hiệp hội chính là để lo việc này. Hiệp hội có thể thành lập văn phòng xúc tiến thương mại. Tài chính sẽ do các thành viên đóng góp. DN nào sử dụng thông tin tư vấn, tiến hành kiểm tra đối tác tại nước ngoài thì DN đó phải trả tiền. Nhân sự của văn phòng này có thể là chính các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài. Tôi đề nghị hiệp hội thành lập văn phòng xúc tiến thương mại nước ngoài, quy mô từ nhỏ đến lớn. Ban đầu có thể văn phòng này chỉ có 1-2 người để mức chi phí bỏ ra thấp nhất và thu về hiệu quả cao nhất", vị đại diện DN bày tỏ quan điểm.
Góp thêm quan điểm cho vấn đề này, nhìn từ góc độ ngành chè, ông Đức phân tích: Hiện nay, nguồn lực của các DN trong ngành chè còn hạn chế. Để XK sản phẩm sang các thị trường khó tính, DN cần duy trì sản xuất, chứng nhận, nắm bắt xu thế mới, phát triển thị trường mới. Tuy nhiên, nguồn lực của DN chỉ cho phép tập trung vào 1 - 2 vấn đề trọng tâm gồm phát triển dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm. "Các việc khác như duy trì chứng nhận, thông tin thị trường thì cơ quan quản lý và hiệp hội, ngành hàng sẽ hỗ trợ DN. Hiệp hội nên thay đổi cách làm như mô hình cũ mà thay vào đó hoạt động như một DN, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mà DN cần. Nhà nước sẽ đóng vai trò như một đơn vị cung cấp thông tin cho DN", ông Đức nói.
Theo Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019 được Bộ Công Thương phê duyệt: Chương trình gồm 201 đề án của các đơn vị chủ trì, với tổng kinh phí là 125 tỷ đồng. Các nội dung được tập trung hỗ trợ bao gồm: 8 đề án về quảng bá, thông tin, truyền thông; 14 đề án hội chợ định hướng XK tại Việt Nam, hội chợ phát triển thương mại biên giới; 29 đề án tổ chức hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài; 20 đề án tổ chức đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại nước ngoài; 11 đề án tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng, đón các nhà NK vào Việt Nam mua hàng; 13 đề án tổ chức hội chợ vùng, hội chợ phát triển thị trường nội địa; 17 đề án tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến thương mại; 89 đề án tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. |
Tin liên quan
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
Phát triển thị trường xuất khẩu gắn với xúc tiến thương mại
19:57 | 02/07/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp chuyển mình để xúc tiến xuất khẩu cho miền Trung
08:28 | 03/07/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK