Doanh nghiệp chuyển mình để xúc tiến xuất khẩu cho miền Trung
Miền Trung gia tăng xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa Dịch vụ Logistics cho doanh nghiệp FDI tại miền Trung Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu |
Hình thành và phát triển các trung tâm logistics hiện đại gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu. Ảnh minh họa:ST |
Xúc tiến thương mại tìm kiếm đối tác
Theo Bộ Công Thương thời gian vừa qua, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn vùng đạt hơn 46,7 tỷ USD, giảm hơn 2,4 tỷ USD so năm 2022 do tác động chung của bối cảnh ngoại thương toàn cầu khó khăn.
Các ngành công, nông nghiệp thuộc ưu thế phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm công nghiệp bán dẫn, sản xuất và thiết kế chíp, công nghiệp ven biển, du lịch biển, kinh tế hàng hải; chú trọng phát triển công nghiệp năng lượng biển, đặc biệt là năng lượng tái tạo gió ven bờ, gió ngoài khơi. Lĩnh vực thương mại đẩy mạnh theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu của thị trường và hội nhập quốc tế. Hình thành và phát triển các trung tâm logistics hiện đại gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, vùng đang đối mặt với những vấn đề cần giải quyết như: tăng trưởng kinh tế của vùng còn thấp so mục tiêu đặt ra. Kinh tế biển chưa có tính đột phá. Hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có nhiều chuyển biến, chưa phát huy được ở mức cao nhất lợi thế của các hạ tầng kinh tế khác như sân bay, cảng biển.
Ở góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam cho biết, Đà Nẵng giữ vị trí trí trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và vùng kinh tế động lực miền Trung nói riêng; đồng thời là cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và một số quốc gia đến các vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây. Về hoạt động xuất nhập khẩu, Đà Nẵng có thị trường xuất khẩu qua hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ; có trên 500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó, hơn 100 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên với các mặt hàng chủ lực.
Trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác, đơn hàng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại là hoạt động thiết thực.
Làm gì để gia tăng hiện diện vào hệ thống phân phối?
Ông Satoshi Nishikawa, Giám đốc Cấp cao điều hành khu vực miền Bắc và miền Trung- Công ty TNHH AEON Việt Nam cho biết, tập đoàn xác định Việt Nam là thị trường trọng điểm thứ 2 sau Nhật Bản trong chiến lược đẩy mạnh đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh. Hiện AEON đang bước vào giai đoạn phát triển thứ hai với kế hoạch tăng tốc mở rộng quy mô và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Một trong những trọng tâm phát triển của tập đoàn tại Việt Nam là tăng tốc mở rộng hệ thống siêu thị với mô hình kinh doanh đa dạng và linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng khu vực.
Ông Satoshi Nishikawa thông tin, AEON sẽ khai trương siêu thị đầu tiên thuộc khu vực miền Trung Việt Nam, tại thành phố Huế vào tháng 9. Đồng thời đang tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp. Với vai trò là cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp, AEON thường xuyên hợp tác với các cơ quan Chính phủ liên quan để quảng bá các sản phẩm đặc sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng của AEON, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều thị trường khác nhau mà AEON hoạt động.
Để trở thành nhà cung cấp của AEON, ông Satoshi Nishikawa cho biết, các đơn vị sản xuất cần đáp ứng 6 yêu cầu tối thiểu như chưa từng có bê bối về chất lượng sản phẩm; nhà xưởng, sản phẩm của nhà cung cấp được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Việt Nam; phương tiện vận chuyển, thùng chứa sản phẩm phù hợp với yêu cầu của sản phẩm; tuân thủ các quy định của Việt Nam về các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn; truy xuất nguồn gốc; tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc kháng sinh, phụ gia thực phẩm/chất hỗ trợ chế biến thức phẩm.
Để tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, tăng xuất nhập khẩu, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương Bùi Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, các đơn vị sản xuất, các địa phương phải thực hiện tốt công tác sản xuất, phân phối đảm bảo cung ứng nông sản để đáp ứng được yêu cầu của từng thị trường; chú trọng mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ gồm các chương trình kết nối cung cầu trong nước, các chương trình đàm phán hiệp định thương mại tự do để tạo điều kiện thuận lợi về thuế quan, xuất xứ…; cần phát triển chuỗi liên kết với tiêu dùng; đẩy nhanh thực hiện “cánh đồng lớn”; chú trọng chế biến, xây dựng thương hiệu nông sản; thực hiện liên tục các chương trình xúc tiến thương mại; các địa phương nghiên cứu thêm các chính sách thúc đẩy xây dựng hệ thống phân phối, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nước.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cục sẽ phối hợp trình Chính phủ phát triển chiến lược các ngành hàng, các lĩnh vực như sữa, giấy, thép, ô tô, điện lực, dịch vụ logistics… Ban hành các quy định sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật tạo môi trường hoạt động tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu. Khơi thông sản xuất và phát triển ổn định nguồn cung cho xuất khẩu cũng nhu phục vụ thị trường trong nước. Cung cấp thông tin kịp thời, sát thực tế xu hướng của thị trường đến doanh nghiệp; tập trung đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng; đẩy nhanh đàm phán các FTA mới…
Trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp xuất khẩu phải chuyển đổi nhanh, mạnh sang xuất khẩu chính ngạch. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… để có thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững trong thời gian tới. Đối với các doanh nghiệp miền Trung phải tăng cường liên kết vùng, làm sao để có đủ số lượng, chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn, số lượng của các đơn hàng xuất khẩu, các hệ thống phân phối như siêu thị. Bên cạnh đó, phải cập nhật các kiến thức xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp.
Tin liên quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics