Facebook Twitter youtube Tiktok

Thách thức quản lý thuế đối với thương mại điện tử

(HQ Online) - Lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử ngay khi xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý, trong đó có quản lý thuế. Điều này khiến ngành Thuế phải có những giải pháp mới để vừa chống thất thu ngân sách vừa đảm bảo một môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.
Tạo thuận lợi quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
Tạo cơ chế quản lý, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
Giải đáp thủ tục đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
Thách thức quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Tiềm năng tăng thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực TMĐT của Việt Nam còn rất lớn.

Tiềm năng thu lớn

Kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là xu thế tất yếu và ngày càng phát triển mạnh trong nền kinh tế số. Điều này có thể chứng minh qua số thu của cơ quan quản lý thuế trong thời gian qua.

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, có khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động TMĐT xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Giai đoạn 2018 - 9/2021, số thu thuế từ các tổ chức Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam (Google, Youtube, Facebook...) khoảng gần 4.100 tỷ đồng.

Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi hoạt động kinh doanh TMĐT có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.

Luật Quản lý thuế cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng phổ biến cho các mô hình TMĐT; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong TMĐT. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại được yêu cầu khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoạt động kinh doanh TMĐT có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.

Tại Hà Nội, theo dữ liệu tại Cục Thuế Hà Nội, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số chiếm khoảng 6% tổng thu và 10% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2021. Nhờ các biện pháp vận động, tuyên truyền, hỗ trợ kê khai và nộp thuế, năm 2020 đã có một số cá nhân tự nguyện đến kê khai và nộp thuế với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, có một cá nhân nộp thuế tiêu biểu (28 tuổi, có hộ khẩu tại quận Cầu Giấy) - người đã sáng tác ra nhiều phần mềm được các ứng dụng Google Play và App Store đăng tải và trả tiền có tổng thu nhập lên tới 330 tỷ đồng. Số thuế mà cá nhân này đã nộp là 23,4 tỷ đồng.

Mặc dù kết quả thu thuế đối với lĩnh vực TMĐT chưa lớn so với tiềm năng nhưng đã góp phần tăng thu hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước hàng năm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020, phương thức kinh doanh đã thay đổi nhanh và mạnh từ truyền thống sang TMĐT. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi với rất nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua hình thức TMĐT. Do đó, tiềm năng tăng thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực TMĐT của Việt Nam còn rất lớn.

Khó trong quản lý

Dù tiềm năng lớn thế nhưng công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này lại đang gặp nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý thuế TMĐT hiện nay là quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Trong điều kiện nền kinh số, các tổ chức, cá nhân có thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên biên giới mà không thuộc đối tượng đánh thuế của bất kỳ quốc gia nào theo nguyên tắc quản lý thuế truyền thống. Các quốc gia đều căn cứ trên sự hiện diện vật chất của người nộp thuế, trong khi doanh nghiệp, cá nhân có thể phân bổ thu nhập về địa điểm có lợi nhất về thuế theo quy định của từng nước.

"Vì khó xác định nguồn thu, đối tượng nộp thuế, nên cơ quan Thuế cũng rất khó khăn trong việc xác định căn cứ tính thuế. Bởi trên môi trường số, các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện thông qua website hiện diện ở một khu vực thị trường nào đó mà không cần sự hiện diện vật chất của người nộp thuế tại đó. Hay nói cách khác, phạm vi điều chỉnh của luật thuế đang căn cứ vào “sự hiện diện vật chất” của tổ chức kinh doanh - nguyên tắc đánh thuế hiện hành. Điển hình cho hoạt động này là quảng cáo trực tuyến và các hoạt động tương tác thông qua nền tảng các mạng xã hội”, bà Nguyễn Thị Lan Anh nhận định.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng. Thực tế hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế số, những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng rất đa dạng như: thanh toán qua ngân hàng, thanh toán điện tử, thanh toán ngang hàng (P2P), tiền điện tử...

Ở Việt Nam, việc kiểm soát giao dịch kinh doanh TMĐT trong nước khó khăn hơn khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức COD (trả tiền mặt khi giao hàng) được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đây cũng là một khó khăn cho cơ quan thuế khi quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT.

Hiện nay, công tác chống thất thu ngân sách nhà nước từ nguồn thu thuế đã được đẩy mạnh thông qua việc cơ quan Thuế các cấp chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn, bao gồm cả Công an xã, phường, thị trấn, các ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng... trên địa bàn để cập nhật đầy đủ các thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh trên mạng mà không khai báo với cơ quan Thuế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng chịu sự giám sát chặt chẽ và truy thu thuế của cơ quan Thuế.

Mới đây, Bộ Tài chính đã phê duyệt và ban hành đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”. Theo đó, đối với lộ trình ngắn hạn từ nay đến hết năm 2023, ngành Thuế sẽ tập trung các giải pháp tăng cường công tác quản lý thông qua việc tăng cường một số giải pháp quan trọng như: tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro; phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội có liên quan để trao đổi kết nối thông tin…; đồng thời thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với hoạt động TMĐT.

Đối với lộ trình dài hạn, đến hết năm 2025, ngành Thuế tăng cường một số giải pháp quan trọng như: nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành liên quan để đáp ứng quản lý đối với TMĐT nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Song song đó, Tổng cục Thuế đã đưa Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài vào hoạt động. Việc này nhằm tạo điều kiện tốt nhất để nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thực hiện thuận lợi chính sách pháp luật thuế. Đây không chỉ là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế mà còn là nơi nhà cung cấp nước ngoài có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế và các chính sách pháp luật liên quan về lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính: Nguồn thu quan trọng để bù đắp thiếu hụt cho ngân sách

Thách thức quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu đã giảm sút rất nhiều (một phần do Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định Thương mại tự do, trong đó có nhiều ưu đãi về thuế), trong khi nguồn thu khác trong nội địa cũng gặp nhiều khó khăn (do tác động của dịch Covid-19, nền kinh tế và doanh nghiệp còn chưa phục hồi). Đó là chưa nói đến cán cân tài khóa của ngân sách đang ngày càng chênh lệch lớn giữa thu và chi (một phần do Chính phủ đang phải đưa ra những gói hỗ trợ kích thích và phục hồi nền kinh tế chưa từng có tiền lệ). Trong bối cảnh đó, thuế thu từ TMĐT sẽ là nguồn thu quan trọng để bù đắp thiếu hụt cho ngân sách.

Vừa qua, Tổng cục Thuế đã cho ra mắt Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và ứng dụng eTax Mobile. Đây sẽ là địa chỉ để nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai và nộp thuế cũng như có thể tra cứu thông tin, tìm hiểu về hệ thống chính sách pháp luật thuế và các chính sách pháp luật liên quan về lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam. Song, đây cũng là công cụ hữu hiệu để cơ quan Thuế kiểm soát được nguồn thu từ các giao dịch TMĐT (kể cả giao dịch xuyên biên giới). Mặt khác, điều này cũng giúp lành mạnh hóa “sân chơi” TMĐT giữa các cá nhân và doanh nghiệp, giúp minh bạch và bình đẳng hơn.

Luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc điều hành Công ty Luật Inteco, Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Một mình ngành Thuế không thể giám sát và thực hiện chống thất thu

Thách thức quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Đối với việc quản lý thuế cũng như chống thất thu thuế trong lĩnh vực TMĐT, tự bản thân ngành Thuế không thể giám sát, phát hiện và thực hiện việc thu thuế một cách hiệu quả đối với tất cả đối tượng nộp thuế nếu không có sự tham gia và phối hợp từ các cơ quan Nhà nước khác, trong đó có các ngân hàng.

Tôi cho rằng bên cạnh yêu cầu ngân hàng thực hiện việc khấu trừ, trích nộp như trên, Bộ Tài chính cũng nên tìm cách phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác (như Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng….) đưa ra các quy định buộc các đối tượng nộp thuế có trách nhiệm mở tài khoản và ủy quyền cho ngân hàng tự động khấu trừ vào số dư tài khoản của khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thuế. Sự ủy quyền như vậy thể hiện được tính tự nguyện và bình đẳng trong quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng thương mại chỉ là đơn vị phối hợp. Khi có sự ủy quyền từ khách hàng, thì ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện sự ủy quyền từ khách hàng.

Ngân hàng thương mại cũng là một đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan có chức trách khác. Khi có lệnh, yêu cầu từ phía cơ quan quản lý thì ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phối hợp. Ví dụ, khi cá nhân có tài khoản bị cơ quan Thuế xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế và áp dụng biện pháp cưỡng chế thì ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phối hợp trong việc phong tỏa tài khoản, khấu trừ tài khoản…

T.LINH (ghi)

Thùy Linh

Tin liên quan

Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số

Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số

(HQ Online) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, thu ngân sách nhà nước (NSNN) lần đầu vượt ngưỡng 2 triệu tỷ đồng trong năm 2024, nhưng đồng thời đã thực hiện miễn, giảm gia hạn khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng tiền thuế và thu NSNN.
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025

Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025

(HQ Online) - Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tình hình lạm phát năm 2025 vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn tác động, nên cần lên kịch bản điều hành phù hợp.
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam

Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam

(HQ Online) - “Quyết định mở rộng thị trường với Amazon là một sự thay đổi lớn. Nhìn lại những gì đã đạt được, việc dám thử là hoàn toàn xứng đáng”. Đó là lời khẳng định của Tony Lee và và Robert Đặng, hai đại diện đến từ Kunjek, một trong các doanh nghiệp cơ kim khí gia dụng hàng đầu từ Việt Nam trên Amazon.
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025

Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025

(HQ Online) - Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách trung ương năm 2025, Kho bạc Nhà nước (KBNN) thông báo kế hoạch đấu thầu 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ năm 2025.
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN

Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN

(HQ Online) - Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục thu, chi NSNN, tạo thuận lợi cho các đơn vị giao dịch...
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp

(HQ Online) - Tại họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính được tổ chức chiều 7/1, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã lí giải quy định về ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được cơ quan này đề xuất.
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024

(HQ Online) - Tổng cục Thuế vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế Việt Nam trong năm 2024.
Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023

Số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền gấp 13 lần năm 2023

(HQ Online) - Tham luận tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính-ngân sách nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do Bộ Tài chính tổ chức chiều 31/12, ông Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, đến nay số lượng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền đã vượt 1,3 tỷ hoá đơn.
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%

Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%

(HQ Online) - Thông tin về công tác giải quyết hoàn thuế GTGT, Tổng cục Thuế cho biết, năm 2024, ngành Thuế tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hoàn thuế kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật.
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng

Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng

(HQ Online) - Trong năm 2024, Tổng cục Thuế đã triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN có trọng tâm, trọng điểm.
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng

Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng

(HQ Online) - Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, chỉ riêng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai - nộp trực tiếp qua cổng Thông tin điện tử trong năm 2024 là 8.687 tỷ đồng, bằng 126% số thu cùng kỳ năm 2023, tăng 74% so với dự toán.
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%

Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%

(HQ - Online) - Trong năm 2024, ngành Thuế đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý, thu hồi tiền thuế nợ. Nhờ đó, thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý

Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý

(HQ Online) - Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ đã đảm bảo huy động đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách nhà nước (NSNN) với chi phí hợp lý.
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung

KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung

(HQ Online) - Bám sát dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu để thu đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay

(HQ Online) - Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) ngày 20/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng yêu cầu phát triển hệ thống KBNN hiện đại, đóng vai trò là bộ phận quan trọng trong hệ thống quan lý tài chính công.
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu

(HQ Online) - Ngày 20/12, 136 doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM đã được Bộ Tài chính trao tặng Bằng khen cùng Giấy khen từ Tổng cục Thuế và Cục Thuế TPHCM về thành tích xuất sắc trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế năm 2023.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva nhìn thấy cơ hội nhỏ để đạt được các thỏa thuận với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc

Với sự hiện diện ngày càng lớn, các thương hiệu xe Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế tại một trong những thị trường ôtô khắt khe nhất thế giới.
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản

Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chuỗi chương trình ưu đãi hấp dẫn với hàng nghìn phần quà cho khách hàng mới, tổng giá trị lên tới 13 tỷ đồng.
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3

Chỉ riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động