Giải đáp thủ tục đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
Hải quan TP. Cần Thơ giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp | |
Hải quan Bắc Ninh lắng nghe, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp | |
Cục Hải quan Bình Dương giải đáp nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp |
Thương mại điện tử là xu hướng phát triển rất tích cực ở Việt Nam. Ảnh: ST |
Tại Hội nghị đối thoại giữa Tổng cục Hải quan với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (ngày 8/4/2022), Tiểu ban Vận tải và Hậu cần, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đề xuất gỡ bỏ hạn chế về tần suất nhập khẩu các lô hàng thương mại điện tử trị giá thấp nhằm tạo thuận lợi thương mại và áp dụng quy định nhất quán với thực tiễn các nước trong khu vực. Đồng thời, người khai hải quan được tuỳ chọn sử dụng hệ thống khai báo hải quan đối với hàng thương mại điện tử, có thể thực hiện khai theo loại hình XNK thông thường đối với hàng thương mại điện tử, không bắt buộc phải khai theo hệ thống thông quan thương mại điện tử. Đơn giản hoá các chỉ tiêu khai báo hải quan đối với hàng thương mại điện tử, không yêu cầu khai mã HS đối với hàng trị giá thấp. Đề xuất cho phép người khai hải quan cung cấp thông tin đơn hàng trước khi khai báo hải quan.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), để đảm bảo hạn chế tình trạng tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách miễn thuế để chia, tách hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế, dự thảo Nghị định về thương mại điện tử đã quy định giới hạn số lần được hưởng định mức miễn thuế. Cụ thể, mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu không quá 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng (tương tự quy định giới hạn số lần miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại Điều 9 và Phụ lục V Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ). Đối với trường hợp hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng phải thực hiện khai báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử. Ngoài ra, việc khai báo mã HS là yêu cầu đối với tất cả các loại hàng hóa. Tại dự thảo Nghị định về thương mại điện tử đã quy định đơn giản hóa các chỉ tiêu khai báo đối với hàng trị giá thấp.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu cập nhật trước thông tin về đơn hàng, thông tin về vận chuyển hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục hải quan là rất cần thiết cho cơ quan Hải quan. Bởi, việc cập nhật trước thông tin là cơ sở để cơ quan Hải quan xác định hàng hóa xuất nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử. Ngoài ra, cơ quan Hải quan có thông tin trước để đánh giá, phân tích rủi ro đối với hoạt động mua bán đặc thù này để áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát phù hợp nhằm ngăn chặn gian lận, buôn lậu (xuất nhập khẩu hàng cấm, hàng giả mạo xuất xứ, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…); ràng buộc trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử bán hàng, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa.
Cũng theo Tiểu ban Vận tải và Hậu cần, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 3923/TCHQ-GSQL ngày 6/8/2021 về việc yêu cầu phải có số chứng minh thư/căn cước công dân của người nhận hàng đối với hàng hoá nhập khẩu trị giá thấp (nhóm 2) gây khó khăn cho người nhập khẩu, người khai hải quan, làm tăng chi phí, trì hoãn quá trình thông quan đặc biệt đối với các lô hàng chuyển phát nhanh, yêu cầu nhạy cảm về thời gian giao nhận. Thời gian khai báo bị kéo dài do phải liên hệ với chủ hàng lấy thông tin và thực hiện khai báo thủ công trên hệ thống VNACCS/VCIS. Đề xuất cơ quan Hải quan không áp dụng quy định này và tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về các chính sách đảm bảo phù hợp nhằm giải quyết vấn đề quản lý một cách hiệu quả nhưng không gây phát sinh chi phí, cũng như phức tạp quá trình thông quan cho các bên liên quan (doanh nghiệp XNK, cơ quan Hải quan, đại lý khai báo hải quan, doanh nghiệp chuyển phát nhanh).
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, theo quy định tại số thứ tự 5 phần A, mục II, Phụ lục II, Danh mục II Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23/8/2019 của Bộ Tài chính thì chỉ tiêu thông tin đối với mã người nhập khẩu/xuất khẩu đã quy định: “Người nhập khẩu là cá nhân thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh nhập số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân; nhập số hộ chiếu trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài”. Như vậy, việc quy định nhập số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân đã được quy định tại Thông tư số 56/2019/TT-BTC, nội dung quy định này không phải là quy định mới. Đồng thời, trong thời gian vừa qua Bộ Công an đã thực hiện việc lưu giữ dữ liệu quốc gia về dân cư trong đó có dữ liệu liên quan đến mã số định danh cá nhân. Để đảm bảo việc công bằng trong việc hưởng các chính sách miễn thuế nhập khẩu của nhà nước, việc cơ quan Hải quan theo dõi, quản lý các cá nhân thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa là hợp lý.
Về việc yêu cầu gộp nhiều lô hàng thuộc cùng một người nhận hàng, thời gian qua, Bộ Tài chính đã phát hiện có dấu hiệu lợi dụng chính sách để gian lận. Các cá nhân, tổ chức thực hiện việc chia nhỏ lô hàng có trị giá cao thành nhiều lô hàng có trị giá thấp để hưởng chính sách ưu đãi về thuế, miễn kiểm tra chuyên ngành của Nhà nước. Để đảm bảo đúng chính sách ưu đãi của nhà nước (quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ) và tránh việc lợi dụng chính sách ưu đãi này để chia nhỏ lô hàng nhằm hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể trong việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, việc hướng dẫn thực hiện này phù hợp với quy định của pháp luật.
Tin liên quan
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK