Thách thức chờ đón tân Tổng thống Pháp E.Macron
Đoàn kết nước Pháp
Chính trị gia 39 tuổi theo đường lối trung dung Macron kế thừa một đất nước bị chia rẽ nghiêm trọng, giữa một bên là các vùng đô thị sung túc hơn và cởi mở với các tư tưởng cải cách hơn, với bên kia là các khu vực nghèo khó, chủ yếu ở các vùng công nghiệp kém phát triển. Tuy nhiên, ông Macron có thể sẽ khó lòng thống nhất được cử tri Pháp, bởi sự chia rẽ giữa Macron và Le Pen không phải là chia rẽ tả-hữu đơn thuần mà là sự phân chia đối lập về bản sắc, về dân tộc, và điều này có thể còn tiếp tục diễn ra trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới.
Cửa ải Quốc hội
Phong trào Tiến bước (En Marche!) của ông Macron được thành lập chưa đầy một năm trước, song đã nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của hàng trăm nghìn cử tri. Điều ông cần làm giờ đây là tận dụng đà thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua để đưa phong trào Tiến bước nắm thế đa số tại Quốc hội. Dự kiến, ông sẽ đối mặt với không ít thách thức trong cuộc cạnh tranh này, bởi phe trung hữu bảo thủ đang hy vọng khôi phục vị thế của mình sau thất bại của ứng cử viên François Fillon và buộc Tổng thống đắc cử phải chấp nhận thành lập liên minh trong Quốc hội. Bên cạnh đó, phe cực tả của ứng cử viên Jean Luc Mélenchon cũng đang có những toan tính của riêng mình.
Cải tổ kinh tế
Mất việc làm là một trong những nguyên nhân chính khiến người dân Pháp nói riêng và toàn châu Âu nói chung ngày càng bất mãn với chính quyền và cũng là lý do khiến các lực lượng dân túy, dân tộc chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy. Trong chiến dịch tranh cử, ông Macron đã nhiều lần cam kết sẵn sàng ban bố các sắc lệnh để cải cách thị trường lao động ngay từ mùa Hè năm nay, tuy nhiên biện pháp này có thể dẫn đến các cuộc biểu tình, hoặc thậm chí là đình công phản đối mạnh mẽ. Để thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống còn 7% vào cuối nhiệm kỳ, tân Tổng thống sẽ cần được sự đồng thuận của Quốc hội, và điều này lại phụ thuộc vào sự thể hiện của phong trào Tiến bước trong các cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 6. Hơn thế nữa, ngay cả khi đã có được cái gật đầu từ Quốc hội, các cải cách đầy tham vọng mà ông đưa ra khó có thể hoàn thành và đem lại hiệu quả trong một sớm một chiều. Những trì hoãn và bế tắc có thể sẽ khiến ông Macron và chính quyền của mình đi vào "vết xe đổ" của cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, người đề ra “Kế hoạch 2010” song đã thất bại và phải trả giá bằng việc để mất quyền lực.
Vấn nạn khủng bố
Cuộc chiến chống khủng bố ở trong và ngoài nước chắc chắn sẽ là một trong những thách thức lớn đối với ông Macron, chính trị gia trẻ chưa có kinh nghiệm. Nguy cơ mà ông Macron phải đối mặt trong cuộc chiến này là khi hàng trăm chiến binh cực đoan trở về nước sau quãng thời gian tham chiến tại Syria và Iraq. Ông Macron cần nhanh chóng có những quyết sách đúng đắn để thể hiện vai trò là người lãnh đạo lực lượng quân sự và kiểm soát được các thách thức này.
Dự định quá sức?
Emmanuel Macron là người đề cao liên minh Pháp-Đức, cho rằng việc khôi phục mối quan hệ này là một trong những yếu tố quan trọng để tái thiết châu Âu sau "cú sốc" Brexit và cuộc khủng hoảng di cư. Tổng thống Pháp đắc cử dự định sẽ đi thăm các nước châu Âu ngay trong các tháng đầu sau khi nhậm chức để đề xuất một “lộ trình 5 năm nhằm xây dựng một ngân sách thực sự cho khu vực đồng tiền chung châu Âu, và tạo dựng một châu Âu với 27 thành viên, gắn kết và thống nhất trong các lĩnh vực như môi trường, công nghiệp và nhập cư”. Giới chuyên gia nhận định ông Macron có thể đã đề ra những mục tiêu quá sức mình. Cải tổ châu Âu có thể là một kế hoạch rất hay về mặt lý thuyết, song ông Macron lại quá liều lĩnh khi muốn xây dựng ngân sách chung cho khu vực đồng euro và bổ nhiệm một bộ trưởng cho khu vực này. Điều đó có thực tế hay không, nhất là khi họ phải thay đổi hiệp ước?
Tin liên quan
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
13:06 | 03/02/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics