Quy định bổ sung vi chất gây lãng phí và kém hiệu quả cho doanh nghiệp thực phẩm
Doanh nghiệp giảm lợi thế cạnh tranh do quy định tăng cường vi chất vào thực phẩm Doanh nghiệp thực phẩm “đau đầu” với kiểm nghiệm Doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống chuyển đổi và thích ứng nhanh |
Những quy định bắt buộc trong Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm tác động tới doanh nghiệp thực phẩm ra sao, thưa bà?
Ngày 29/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 09 là: “Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Với quy định này, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa gặp nhiều khó khăn suốt gần 8 năm qua. Không những vậy, quy định này còn thiếu hiệu quả trong cải thiện vi chất cho người dân, có thể dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho nhóm đối tượng đủ và thừa vi chất.
Đứng trước tình hình này, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM và một số ngành nghề đã nhiều lần kiến nghị với mong muốn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP và chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng: bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và bãi bỏ quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng. Ngày 26/6/2018, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 618 sửa đổi Nghị định 09 nhưng kế hoạch này đến nay vẫn không được thực thi.
Hiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09 do Bộ Y tế chủ trì vừa xây dựng xong và đang gửi lấy ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và một vài hiệp hội ngành thực phẩm. Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chưa đề cập việc sửa đổi Điều 6 khoản 1, Nghị định 09 quy định về sử dụng muối i-ốt và bột mỳ trong chế biến thực phẩm, như Nghị quyết 19 đã nêu.
Như bà nêu thì vấn đề chưa giải quyết được triệt để, vậy những bất cập mà doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm đang đối mặt ra sao, thưa bà?
Chúng tôi đã cung cấp những bằng chứng cụ thể cho thấy việc sử dụng muối i-ốt trong sản xuất thực phẩm không phù hợp với khoa học và quản lý rủi ro, không phù hợp với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế, gây khó khăn lớn cho sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, quy định này chỉ mới chú ý đến lợi ích bổ sung vi chất cho nhóm người thiếu hụt mà không tính đến nguy cơ cho sức khỏe của nhóm người đã đủ hoặc thừa vi chất.
Nếu theo dự thảo mặc nhiên Bộ Y tế đã và đang tước đi quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Điều này đặc biệt nguy hại đến sức khỏe những người bị thừa i-ốt, mắc các bệnh cường giáp… Còn về khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu, quy định này làm tăng giá thành sản xuất, làm sẫm màu thực phẩm, gây suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Riêng sản xuất nước mắm truyền thống, quy định bổ sung i-ốt chỉ gây thêm tốn kém và làm biến đổi màu, vị tự nhiên của nước mắm vì trong cá biển đã rất giàu i-ốt. Chưa kể, i-ốt bổ sung hầu như mất hết trong quá trình chế biến.
Đáng chú ý, một số thị trường xuất khẩu chính không chấp nhận thực phẩm có bổ sung i-ốt, doanh nghiệp phải có chứng nhận không sử dụng muối i-ốt mới xuất đi được, điển hình như Nhật Bản, doanh nghiệp phải tốn chi phí điều chỉnh quy trình sản xuất cho phù hợp. Ảnh hưởng tiêu cực tương tự cũng tác động khi thực hiện quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”.
Vậy, bà có những đề xuất ra sao đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09?
Theo ghi nhận ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp thực phẩm, chúng tôi kiến nghị không nên bắt buộc các doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải dùng muối i-ốt, bổ sung sắt, kẽm vào bột mì trong chế biến thực phẩm. Thay vào đó, Chính phủ chỉ nên khuyến khích bổ sung i-ốt cho muối và sắt, kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp. Doanh nghiệp cũng sẽ tự tìm hướng sản xuất phù hợp để đưa vi chất dinh dưỡng thân thiện vào trong sản phẩm. Đến khi ra sản phẩm cuối cùng vẫn đảm bảo chỉ số dinh dưỡng theo yêu cầu.
Cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành thực phẩm cũng mong muốn Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09 ban hành sẽ phù hợp với cơ sở khoa học và quản lý rủi ro, phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
19:02 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Để cặp vợ chồng tự quyết định số con
08:04 | 14/07/2024 Người quan sát
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics