Doanh nghiệp giảm lợi thế cạnh tranh do quy định tăng cường vi chất vào thực phẩm
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D |
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
Đó là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo “Góp ý về chính sách tăng cường vi chất dinh dưỡng vào nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm”, do Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, Hội sản xuất nước mắm TP. Phú Quốc, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đồng tổ chức ngày 15/7.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TPHCM (FFA) cho biết, ngày 29/1/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP (Nghị định 09) quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Trong đó, tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 6 quy định “Muối…, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”.
Điều này khiến cộng đồng doanh nghiệp nhiều ngành hàng thực phẩm vô cùng quan ngại và gặp nhiều khó khăn suốt gần 8 năm qua đối với cả chế biến thực phẩm cho xuất khẩu, tiêu dùng nội địa. Quy định này lại thiếu hiệu quả trong cải thiện vi chất cho người dân và đang đi ngược với các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho nhóm đối tượng đủ và thừa vi chất.
Sau nhiều kiến nghị của doanh nghiệp, ngày 15/5/2018 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19) chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng bãi bỏ quy định trên. Thay vào đó chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng, không bắt buộc bổ sung.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành thực phẩm đã rất bất ngờ và thất vọng với dự thảo sửa đổi Nghị định 09 của Bộ Y tế. Cụ thể là dự thảo hầu như giữ nguyên các quy định bất cập của Nghị định 09, bà Lý Kim Chi nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia Vũ Thế Thành, Thành viên Hội đồng tư vấn khoa học thuộc Sở An toàn thực phẩm TPHCM cho rằng, theo quy định của Bộ Y tế, các doanh nghiệp phải dùng i-ốt trong chế biến sản phẩm. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp về mặt kỹ thuật như thất thoát muối i-ốt: nhiều loại thực phẩm dùng muối i-ốt, khi chế biến đưa lên nhiệt độ cao đều thất thoát quá nhiều muối i-ốt, thậm chí không còn muối i-ốt trong thành phẩm, chẳng hạn đồ hộp, mì gói, xúc xích tiệt trùng. Nói chung là không hiệu quả.
![]() |
Đại diện doanh nghiệp nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: T.D |
Mất lợi thế xuất khẩu
Đặc biệt, quy định này gây khó khăn cho xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, trong 8 năm qua, doanh nghiệp Việt Nam bị ép dùng muối i-ốt khi chế biến thực phẩm, trong khi nhiều nước cấm thực phẩm có bổ sung i-ốt. Ví dụ Nhật Bản, Australia… yêu cầu các doanh nghiệp phải có chứng nhận không sử dụng muối i-ốt mới xuất khẩu được.
Doanh nghiệp buộc phải lựa chọn phương án vừa sản xuất hàng xuất khẩu và hàng nội địa trên cùng một dây chuyền sản xuất (không còn bất kì lựa chọn nào tối ưu hơn) và phải đảm bảo tuyệt đối tránh nhiễm chéo khi các thị trường xuất khẩu không yêu cầu bổ sung vi chất, gây tốn kém thời gian và chi phí rất lớn.
Chia sẻ từ thực tế doanh nghiệp, ông Phạm Trung Thành, Trưởng ban Đối ngoại Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, công ty luôn tuân thủ thực hiện đúng theo quy định kể từ khi Nghị định này được ban hành.
Tuy nhiên, công ty đã và vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Đó là chi phí phát sinh trong việc tránh nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu có tăng cường vi chất dinh dưỡng sử dụng cho sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu… qua đó mất thêm 13,5 tỉ đồng/năm.
Nhưng một vấn đề pháp lý mới đối với hàng xuất khẩu từ thực tế của Acecook Việt Nam. Cụ thể, mì Hảo Hảo là nhãn hiệu chủ lực, chiếm thị phần số một tại thị trường nội địa và được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia, mang lại doanh thu xuất khẩu ở mức 40 triệu USD mỗi năm. Trong tầm nhìn dài hạn của công ty Nhật Bản là trong những thị trường xuất khẩu chiến lược nhưng tại Nhật Bản, i-ốt lại không thuộc danh sách những vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng dựa theo Luật An toàn Thực phẩm của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, sắt và kẽm cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Đặc biệt kẽm không được phép bổ sung trong các thực phẩm khác ngoài các sản phẩm thay thế sữa mẹ, thực phẩm được dùng để duy trì sức khỏe theo đúng chỉ định cụ thể của Nhật Bản.
Do đó, mì Hảo Hảo xuất đi Nhật Bản buộc phải sử dụng nguyên liệu không bổ sung các vi chất dinh dưỡng trên và phải tổ chức sản xuất riêng biệt với sản phẩm Hảo Hảo nội địa. Điều này khiến hiệu suất sản xuất Hảo Hảo xuất khẩu Nhật Bản không cao, tăng thêm nhiều chi phí.
Ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (VISSAN) cho rằng, quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng mang lại cho người tiêu dùng không rõ ràng. Điều này vừa làm gia tăng chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định còn làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước.
Theo đó, tại hội thảo các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, Nghị định 09 sửa đổi, không nên bắt buộc mà chỉ khuyến khích bổ sung i-ốt cho muối dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp. Khuyến khích tăng cường sắt và kẽm vào bột mì dùng trong chế biến thực phẩm công nghiệp.
Tin liên quan

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng
13:38 | 09/05/2025 Xu hướng

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 9 sản phẩm của Công ty Linh Anh

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng

Nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Chi cục thuế khu vực II lưu ý doanh nghiệp về áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp

Đẩy mạnh đưa trí tuệ nhân tạo vào quản lý thuế

Tìm cách “mở khóa” thị trường Hoa Kỳ trước thuế đối ứng

Lạng Sơn: Áp dụng phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới từ ngày 8/5

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Xuất khẩu nông sản bứt tốc, mở rộng thị trường

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng gần 28%

Hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi do nhu cầu toàn cầu tăng cao

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Làm giả hồ sơ nhập lậu máy móc cũ, giám đốc doanh nghiệp lĩnh 12 năm tù

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư
