Quốc gia nào khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng Việt Nam?
Chủ động trong phòng vệ thương mại để giữ lợi thế xuất khẩu Nhiều nhóm hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Cảnh báo sớm giảm rủi ro trong phòng vệ thương mại |
Ảnh minh họa. |
Hoa Kỳ đã điều tra 59 vụ với hàng hóa Việt Nam
Theo báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2023 của Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) mới công bố, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia thường xuyên sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Theo thống kê của WTO, tính đến hết tháng 12/2023, Hoa Kỳ đã điều tra 59 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chiếm khoảng gần 25% tổng số vụ việc nước ngoài điều tra với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2023, Hoa Kỳ đã khởi xướng điều tra mới 7 vụ việc, trong đó có 4 vụ điều tra chống bán phá giá (CBPG), 1 vụ việc điều tra chống trợ cấp (CTC) và 2 vụ việc điều tra phạm vi sản phẩm/chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (CLT). Các mặt hàng bị điều tra đa dạng gồm các sản phẩm như nhôm đùn, dây cáp nhôm, giá để đồ bằng thép, bánh xe kéo bằng thép, máy xịt rửa áp lực cao, túi giấy, tôm...
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng tiến hành rà soát một số biện pháp phòng vệ thương mại đã áp dụng trước đó, như rà soát hành chính thuế CTC với lốp xe, rà soát hành chính thuế CBPG với mật ong nhập khẩu từ Việt Nam (trong đó có xem xét vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam).
Với thị trường Canada, tính đến hết tháng 6/2023, Canada đã điều tra tổng cộng 364 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng biện pháp với 232 vụ việc. Trong đó, Canada đã điều tra 18 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, Canada đang áp dụng thuế với 7 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam bao gồm: ống thép hàn cacbon, thép cán nguội, thép cốt bê tông, khớp nối bằng ống đồng, thép tấm chống ăn mòn, ống đúc dẫn dầu và ghế bọc đệm. Trong năm 2023, Canada không điều tra mới mà chỉ tiến hành rà soát đối với một số sản phẩm đang thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Mexico và Việt Nam cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thị trường tiềm năng của ta nhờ các cam kết ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CPTPP. Theo thống kê của WTO, tính đến hết tháng 6/2023, Mexico đã khởi xướng điều tra 186 vụ việc phòng vệ thương mại trong đó có 159 vụ việc áp dụng các biện pháp.
Kể từ sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Mexico đã điều tra 3 vụ việc CBPG với Việt Nam, gồm: thép mạ (khởi xướng năm 2021), thép cuộn cán nguội (khởi xướng năm 2022) và dây hàn (khởi xướng năm 2023).
Ấn Độ là quốc gia đã điều tra 31 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam. Trong năm 2023, Ấn Độ tiếp tục tiến hành các vụ việc điều tra CBPG mới với ống thép hàn không gỉ và các vụ viêc rà soát biện pháp phòng vệ thương mại đối với ống thép hàn không gỉ, ống đồng, hạt nhựa PVC.
Trong số các quốc gia đối tác thành viên của ASEAN, 4 quốc gia sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam, bao gồm: Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan. Trong đó, Malaysia đã điều tra 10 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 2021, Malaysia không khởi xướng điều tra vụ việc mới với Việt Nam. Hiện nay Malaysia đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với 7 sản phẩm của Việt Nam, chủ yếu là các sản phẩm thép.
Với Indonesia, nước này đã điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Philippines đã tiến hành điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thái Lan đã tiến hành điều tra 8 vụ việc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, bao gồm 6 vụ việc CBPG và 2 vụ việc tự vệ.
Tại thị trường Đông Bắc Á, tính đến tháng 6/2023, Hàn Quốc đã điều tra và áp dụng 4 biện pháp CBPG với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Australia đã điều tra 18 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã điều tra 26 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, báo cáo cũng nêu thị trường châu Phi ít điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thống kê cho thấy có 2 nước Ai Cập và Maroc thuộc thị trường châu Phi từng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Gia tăng cảnh báo sớm
Phân tích nguyên nhân khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại ngày càng nhiều, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế mở, đặc biệt là khi Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, sự vươn lên của các trung tâm sản xuất hàng hóa mới nổi như Việt Nam với thế mạnh hàng hóa có giá cả phải chăng, đạt tiêu chuẩn chất lượng đã làm cho nhiều thị trường nhập khẩu, đặc biệt là một số nền kinh tế phát triển áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với tần suất cao hơn.
Đáng chú ý, cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Thực tế hiện nay, các vụ việc có xu hướng điều tra khắt khe hơn. Các nước đang có xu hướng thắt chặt, đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tính chất các vụ việc cũng sẽ ngày càng phức tạp, khó khăn hơn trong ứng phó, xử lý.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống cảnh báo sớm để đưa ra những dự báo từ sớm, từ xa giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn lực, xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics