Phòng rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp vươn xa trên thị trường quốc tế
Những áp lực nào sẽ tác động tới hoạt động doanh nghiệp khi kinh doanh trên môi trường quốc tế, thưa ông?
Theo báo cáo “Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng 2024” của Liên hợp quốc, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 và 2,8% trong năm 2025. Tuy nhiên, chính trong báo cáo này, Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc cũng chỉ ra rằng, sự tăng trưởng này cần phải được xem xét một cách thận trọng vì những yếu tố đe dọa làm giảm triển vọng tăng trưởng, bao gồm lãi suất chính sách cao hơn trong thời gian dài hơn ở các nền kinh tế phát triển lớn và đặc biệt là những căng thẳng địa chính trị leo thang và rủi ro khí hậu ngày càng tăng.
Việt Nam dù được đánh giá là một trong những nền kinh tế phục hồi tốt sau đại dịch, nhưng vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của những yếu tố này. Bên cạnh đó, chuyển đổi số, kinh tế số đã thực sự bước vào giai đoạn bùng nổ ở mọi quốc gia cũng đặt ra cùng lúc những áp lực, thách thức mới và cả những cơ hội mới chưa từng có.
Xuất nhập khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm 2024 vẫn có nhiều khả quan. Trong hoạt động đầu tư, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã có những “trái ngọt”. Những thành công của Viettel, FPT, Vinamilk... tại thị trường ngoại đã càng khẳng định tính đúng đắn của xu hướng doanh nghiệp Việt Nam vươn ra biển lớn, đưa trí tuệ Việt Nam quảng bá ra thế giới; mang sản phẩm dịch vụ “Make in Vietnam” ra nước ngoài và thu ngoại tệ về cho đất nước, góp phần vào cán cân thanh toán quốc gia, ổn định tiền tệ quốc gia.
Tuy vậy, thời gian qua, trong giao thương quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam lại quan tâm nhiều đến doanh thu, giá cả, bán hàng, lợi nhuận… mà ít chú ý đến vấn đề về pháp lý, đối tác… nên rất có thể xảy ra tranh chấp, rủi ro.
Trong khi đó, theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) về năng lực cạnh tranh thì chỉ số về thực hiện hợp đồng và xử lý tranh chấp là một trong những chỉ số quan trọng. Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều tiến bộ để cải thiện chỉ số này nhưng trong tương quan chung với thế giới thì xếp hạng vẫn tương đối thấp. Vì thế, việc cải thiện chỉ số thực thi hợp đồng và xử lý tranh chấp là một yêu cầu quan trọng, cần nhiều nỗ lực của các bên liên quan.
Hiện chúng ta đã cơ bản hoàn thiện khung pháp lý để giúp thúc đẩy Hợp đồng điện tử như Luật Giao dịch điện tử với những quy định về định danh điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực giao dịch điện tử… đang được các bộ, ngành triển khai mạnh mẽ. Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 411/QĐ-TTg cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, trên 80% doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng hợp đồng điện tử. |
Thưa ông, đâu là những giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và xử lý những rủi ro trên?
Theo thống kê của VIAC, trên thế giới, hơn 90% các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến thương mại và đầu tư thường được xử lý qua trọng tài và hòa giải. Nên bên cạnh việc nâng cao năng lực của tòa án trong giải quyết tranh chấp, việc tăng cường thúc đẩy sự tham gia của các trọng tài thương mại, cơ quan hoà giải được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo hiệu quả giải quyết.
Tại Việt Nam, trong suốt 30 năm qua, dù nguồn lực còn nhiều hạn chế, nhưng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã luôn đóng góp vào việc phòng ngừa rủi ro pháp lý, quản lý và giải quyết các tranh chấp hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với các giao dịch thương mại và đầu tư có yếu tố quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người”. Thúc đẩy hoạt động của các trọng tài thương mại không chỉ góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài mà còn hướng tới một mục tiêu xa hơn là đưa Việt Nam trở thành một lựa chọn của việc giải quyết các tranh chấp trọng tài thương mại.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển, theo ông, việc giải quyết rủi ro pháp lý trong kinh doanh quốc tế sẽ có những điểm tích cực nào?
Hiện nay, giải quyết tranh chấp trực tuyến hay ứng dụng công nghệ vào một phần hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đã và đang tiếp tục là xu hướng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, trong lĩnh vực tư pháp, hệ thống tòa án hiện đang là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện chủ trương trên và bước đầu đã tạo dựng được những nền tảng quan trọng trong quá trình xây dựng tòa án điện tử. Với hoạt động trọng tài và hoà giải thương mại, việc áp dụng công nghệ cải tiến sẽ giúp các hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên.
Nhưng ở góc nhìn vi mô, hợp đồng điện tử cũng như các hợp đồng thông thường, muốn được các chủ thể dân sự sử dụng thì cần có các yếu tố đảm bảo cho việc giao kết, việc thực hiện và nếu trong quá trình thực hiện gặp trục trặc thì phải có cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng hiệu quả. Vì thế, mới đây, việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ là cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng phù hợp cho các hợp đồng điện tử, góp phần vào mục tiêu hướng tới kinh tế số của đất nước.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chủ động nguồn hàng đón cơ hội trong xuất khẩu xanh
14:43 | 04/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
Trung Quốc siết chặt việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng sang Mỹ
10:18 | 04/12/2024 Nhìn ra thế giới
Toàn Phát đón đoàn hội thảo Thực hành cấp khu vực về ứng dụng công nghệ chùm tia điện tử
10:27 | 05/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Ươm hy vọng, sáng tương lai” hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn
15:17 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng trước yêu cầu của EU về lao động
13:15 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp đề xuất tuyến vận chuyển không người lái qua cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài
11:06 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn Masan: Xây dựng nền tảng tiêu dùng – bán lẻ đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post sắp ra mắt sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam
09:36 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kỳ vọng những thương vụ M&A xuyên biên giới
08:05 | 04/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Người trẻ nỗ lực làm ngày cày đêm để tết có thêm gói bánh thùng trà
14:06 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hiệu quả từ giảm phát thải và phát triển bền vững của doanh nghiệp gỗ
10:08 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Masan 2024: Thành công với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm
09:36 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bất ổn địa chính trị đe dọa sự tăng trưởng phát triển của ngành Logistics
07:38 | 03/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam chiêu mộ thêm các nhân tài công nghệ
18:43 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghệ Australia khám phá tiềm năng số hóa tại Việt Nam
16:09 | 02/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Toàn Phát đón đoàn hội thảo Thực hành cấp khu vực về ứng dụng công nghệ chùm tia điện tử
Đường sắt tăng cường thêm 5.000 vé tàu Tết
Hải Phòng thu ngân sách kỷ lục, đạt gần 110 nghìn tỷ đồng
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài (CV 2298)
Thái Lan nới lỏng các quy định đối với sản xuất xe điện
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn
08:22 | 29/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia