Thiếu kiểm tra đối tác, doanh nghiệp đối diện rủi ro trong giao thương quốc tế
Hạn chế rủi ro xuất khẩu Doanh nghiệp đối diện nhiều rủi ro về thanh toán, pháp lý trong thương mại quốc tế Giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro sau thông quan trong lĩnh vực Hải quan |
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng về điều kiện giao nhận hàng. Ảnh minh họa:ST |
Doanh nghiệp chủ quan xác minh đối tác
Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống các cơ quan thương vụ tại nước ngoài, ngày 30/11, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Hoàng Minh Chiến cho biết, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cùng với việc tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do mang đến cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội lớn, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thương mại quốc tế. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp xuất khẩu đã đối diện với tình trạng bị lừa gạt, chịu thiệt hại về tài sản, hàng hóa khi chủ quan và thiếu hiểu biết về đối tác của mình trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, tranh chấp và gian lận thương mại là một vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải tính đến. “Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với nhiều đối tác, nhiều sân chơi rộng hơn, luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn và phức tạp hơn. Các lừa đảo và tranh chấp mà doanh nghiệp thường phải đối mặt là do không có điều kiện kiểm tra kỹ lưỡng về đối tác, lựa chọn phương thức thanh toán chưa phù hợp, có thể từ những gài cắm đầy tính toán từ đối tác trong hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam vốn chưa có nhiều kinh nghiệm”, ông Hoàng Minh Chiến nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, dù nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đứng hàng đầu thế giới nhưng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất thiếu kinh nghiệm về tranh chấp thương mại quốc tế. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt đã quá tin tưởng vào người môi giới. Hiện nay, nhiều hợp đồng do người môi giới soạn thảo rất đơn giản, thiếu nhiều điều khoản quan trọng nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận. Đáng e ngại hơn, doanh nghiệp cũng đã bỏ qua khâu kiểm tra đối tác trong khi đây là một yêu cầu bắt buộc khi giao dịch với đối tác mới. Vì thế, doanh nghiệp không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro.
Đặc biệt, lợi dụng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu đẩy mạnh xuất nhập khẩu nên có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn trong giao dịch. “Tình trạng lừa đảo qua mạng không chỉ diễn ra ở khu vực Trung Đông, châu Phi mà ngày càng phổ biến và diễn ra ngay cả tại các thị trường lớn, có uy tín như Mỹ, Hà Lan, Italia, Na Uy..., lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu thông tin.
Có trường hợp người môi giới giả danh bên nhập khẩu
Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương vụ Việt Nam tại Canada thông tin, thời gian qua số lượng các vụ lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam có liên quan đến Canada đang gia tăng nhanh chóng. “Dù đã cảnh báo các doanh nghiệp, tuy nhiên là số lượng các vụ việc vẫn không giảm. Trung bình mỗi tháng chúng tôi ghi nhận khoảng 10 vụ việc lừa đảo, liên quan đến các một số chứng chỉ không có thật”, bà Trần Thu Quỳnh thông tin.
Theo đại diện Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, số lượng vụ việc gia tăng có từ hai yếu tố. Thứ nhất từ phía sở tại, mặc dù hệ thống pháp luật của Canada khá minh bạch, rõ ràng để kiểm tra thông tin; các biện pháp chế tài xử lý vi phạm của Canada cũng tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên thời gian qua Canada cho phép nhập cư khá ồ ạt từ nhiều quốc gia khác nhau và đều ở trong độ tuổi lao động, do đó cấu trúc xã hội có những biến động.
Yếu tố thứ hai khiến tình trạng lừa đảo trong thương mại gia tăng liên quan đến Canada, theo bà Quỳnh, là do thị trường toàn cầu khó khăn, các đơn hàng sụt giảm. Vì vậy doanh nghiệp tìm kiếm các đơn hàng, khi nhận được các đơn hàng từ phía nước ngoài thì doanh nghiệp có xu hướng chủ quan. Đặc biệt khi nhận thấy các đơn hàng từ thị trường Canada thì doanh nghiệp cũng có sự tin cậy khá cao. Vì thế doanh nghiệp có những sơ hở trong tiếp cận và soạn thảo hợp đồng.
Tương tự, tại thị trường Ai Cập, ông Nguyễn Duy Hưng, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập cho biết qua các vụ việc tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Ai Cập trong thời gian qua, cho thấy có hai dạng tranh chấp chính.
Cụ thể, tranh chấp thương mại có phần yếu tố khách quan tại thị trường. Đây là tranh chấp khá phổ biến trong thời gian qua chủ yếu liên quan đến vấn đề chậm thanh toán của các ngân hàng do thiếu ngoại tệ. Đa phần doanh nghiệp xuất khẩu không có nhiều lựa chọn khi hàng cập cảng nhưng bên mua không thể thanh toán tiền hàng theo hợp đồng cũng như không có được bất kỳ cam kết nào của ngân hàng về thời hạn thanh toán. Hàng hóa khi đó phải nằm chờ tại cảng dài ngày, phát sinh chi phí lưu kho bãi, chất lượng hàng hóa xuống cấp chưa kể đến giá cả thay đổi trên thị trường dẫn đến tranh chấp về chia sẻ thiệt hại. Nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu phải chấp nhận giao hàng trước (nếu không muốn kéo hàng về hoặc bị Hải quan phát mãi do quá thời hạn cho phép) và chuyển sang hình thức thanh toán trả chậm nhằm giảm thiểu tổn thất với hy vọng sẽ nhận được thanh toán đúng hạn.
Bên cạnh đó, có trường hợp tranh chấp thương mại có dấu hiệu gian lận, lừa đảo. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, tranh chấp này thường liên quan đến hợp đồng ký qua môi giới khi doanh nghiệp xuất khẩu không liên lạc trực tiếp với nhà nhập khẩu và mọi thông tin trao đổi đều phải qua người môi giới. Đã có trường hợp người môi giới giả danh thư của bên nhập khẩu gửi cho doanh nghiệp Việt Nam đề nghị chuyển các lô hàng sớm dẫn đến bên nhập khẩu không đồng ý nhận hàng do sai so với tiến độ giao hàng theo hợp đồng, buộc doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá gây thiệt hại không nhỏ.
“Trong khi hợp đồng ký với người môi giới không chặt chẽ, không có ràng buộc trách nhiệm về mặt thu hồi đủ tiền hàng nên tranh chấp phát sinh và bên xuất khẩu luôn phải gánh chịu phần thiệt hại. Ngoài ra bên nhập khẩu còn có thể lấy lý do khó khăn, kinh doanh thua lỗ để yêu cầu nhận hàng trước và thanh toán tiền hàng sau thành nhiều đợt, tuy nhiên sau đó liên tục trễ hẹn và cuối cùng gây sức ép đòi giảm giá hoặc không thanh toán tiền hàng đợt cuối”, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập thông tin.
Trước tình hình trên, Thương vụ cảnh báo và khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Ai Cập trong giai đoạn hiện nay cần chú ý xem xét kỹ các điều khoản hợp đồng về điều kiện giao nhận hàng, hình thức thanh toán và bổ sung điều khoản xử lý các phát sinh như trường hợp hàng hóa phải lưu tại cảng dài ngày do vấn đề chậm thanh toán từ phía đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hợp đồng. Hạn chế việc ký hợp đồng thông qua môi giới. Trường hợp ký hợp đồng với bên môi giới, cần làm rõ trách nhiệm của môi giới trong việc thu hồi đủ tiền hàng hoặc các điều kiện để thanh toán tiền hoa hồng. Các hợp đồng cần có điều khoản thanh toán trước ít nhất 30% giá trị theo thông lệ tại địa bàn. Đặc biệt, khi có bất cứ yêu cầu thay đổi từ nhà nhập khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra, xác thực lại thông tin người gửi và yêu cầu đối tác gửi văn bản chính thức để có cơ sở giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
17:19 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics