Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học là bước chuyển biến có tính lịch sử
Tại Hội thảo giáo dục 2018: Giáo dục đại học - chuẩn hóa và hội nhập quốc tế, do Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, thanh nhiên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu ra 3 lý do các trường đại học mới tự chủ một phần: từ cơ quan quản lý nhà nước, từ chính các trường đại vẫn muốn tiếp tục cơ chế bao cấp và một phần từ người học và xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đưa ra hai băn khoăn lớn nhất khi các trường thực hiện tự chủ đại học: “Cho tự chủ, các trường cứ thế tăng học phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học có điều kiện khó khăn vì khó có thể học ở những trường chất lượng tốt. Đối với phần tài sản, đất đai… của trường đại học sẽ bị thao túng…”.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, những khó khăn nêu không phải không có hướng giải quyết và trên thực tế thế giới cũng đã có hướng giải quyết điều này.
“Theo đó, liên quan đến tự chủ đại học, tự chủ tài chính, chúng ta một mặt có cơ chế học bổng, từ đó những người có khả năng mong muốn được đóng góp nhiều hơn để có chất lượng tốt. Đồng thời, lập quỹ học bổng cho đối tượng diện chính sách và con nhà nghèo. Mặt khác, tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp ngân sách cho các trường mà dùng kinh phí từ ngân sách để đặt hàng các trường đào tạo”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Còn cơ chế đảm bảo tài sản, theo Phó Thủ tướng, hội đồng trường gắn liền với trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý: “Trường đại học có nhiều sứ mệnh, một trong số đó là sáng tạo ra tri thức, nên trường đại học cần tự chủ về chuyên môn, từ đó khơi dậy sáng tạo cho từng thành viên trong nhà trường. Đó là tự chủ căn bản nhất”.
Theo Phó Thủ tướng, để có quyền tự chủ trường đại học phải được tự quản về tổ chức và tự chủ về tài chính. Tự chủ tài chính phải hiểu là tự chủ về nguồn thu và nguồn chi. Thu có nhiều phần từ học phí, khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và quan trọng là thu từ tài trợ của doanh nghiệp, cộng đồng, đặc biệt từ ngân sách nhà nước.
“Tuy nhiên, hiện nay, các trường đại học chưa được tự chủ nguồn chi, muốn làm cái gì đều phải xin phép”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng khẳng định: “Tự chủ đại học là xu thế tất yếu, là yêu cầu, đòi hỏi chúng ta phải làm, phải luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học tới đây và hệ thống các luật khác có liên quan”.
Tại hội thảo, Phó Thủ tướng thể hiện tin tưởng vào việc thực hiện tự chủ đại học. Đồng thời mong mỏi hội thảo lần này, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp có tiếng nói để Luật Giáo dục đại học lần này được sửa một cách căn bản nhất.
“Thực hiện tự chủ đại học có thể nói là bước chuyển có tính chất lịch sử. Hiện hầu như các trường đều mong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành thật sớm để chính thức hóa việc này”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc thông tin, cả nước hiện nay có 236 trường đại học, học viện và 41 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Trong đó có 171 cơ sở giáo dục công lập, 60 cơ sở tư thục và 5 cơ sở có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nếu năm học 2012-2013, tổng số sinh viên của cả nước lên tới hơn 1,8 triệu thì đến năm 2017-2018 tổng số sinh viên chỉ ở mức 1,7 triệu. Ngoài ra, năm học 2016-2017, tốp 20 đại học của Việt Nam công bố ISI với số lượng bài báo là 2.590 bài. Như vậy, nếu so sánh với giai đoạn 2011-2015, số bài báo khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI của các nhà khoa học của tốp 20 trường đại học của Việt Nam, trong năm học 2016-2017 đã tăng hơn 2 lần. |
Tin liên quan
Chủ tịch nước bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC
08:58 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan