Phía sau cuộc đua thị phần môi giới của các công ty chứng khoán
Dù dẫn đầu về thị phần song lợi nhuận của VPS lại khá khiêm tốn so với các công ty chứng khoán khác. Ảnh: ST |
"Vung tiền" giành thị phần
Từ đầu năm 2021, bức tranh thị phần môi giới chứng khoán đã ghi nhận biến động lớn khi vị trí quán quân trong Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý 1/2021 của sàn HoSE thuộc về Công ty chứng khoán VPS sau nhiều năm nằm trong tay Công ty chứng khoán SSI. Kể từ đó đến nay, VPS liên tiếp nắm giữ vị trí này, thậm chí còn tiếp tục mở rộng thị phần lên 17,12% trong quý 4/2021, nâng thị phần cả năm 2021 lên 16,14%, bỏ xa vị trí thứ hai là SSI với 11,05%.
Năm 2021 là một năm thành công rực rỡ của các công ty chứng khoán khi kết quả lợi nhuận đều đạt mức tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, xét về mức độ hiệu quả trong kinh doanh lại cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các công ty. Theo đó, việc kiểm soát các khoản chi phí một cách hợp lý giúp nhiều công ty dù không nắm giữ vị trí cao về thị phần môi giới, nhưng vẫn thu về khoản lợi nhuận khổng lồ, vượt xa những DN có thị phần lớn hơn. |
Theo VPS, sự tăng trưởng vượt bậc về thị phần trong năm 2021 là nhờ trong những năm gần đây công ty đã đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển cả bề rộng và chiều sâu cho nguồn nhân lực, đặc biệt cho những chuyên gia tư vấn đầu tư, trong đó có việc đưa ra chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhất thị trường cho đội ngũ này.
Bên cạnh đó, dựa trên những nghiên cứu liên tục và chuyên sâu để am hiểu khách hàng, hướng tới đáp ứng tối ưu các nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng, VPS liên tục đưa ra những chính sách ưu đãi về phí, các sản phẩm dịch vụ mới và các tiện ích đa chức năng trên nền tảng VPS SmartOne. Ghi nhận tại báo cáo tài chính quý 4/2021 của VPS cho thấy, chi phí cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong năm 2021 đã tăng vọt hơn 330% so với năm 2020, lên mức 2.485 tỷ đồng.
Trước sự bứt phá mạnh mẽ của VPS, công ty chứng khoán vừa bị soán ngôi là SSI không thể ngồi yên. Bên cạnh các chương trình đào tạo nội bộ từ chuyên môn đến kỹ năng được thực hiện thường xuyên, SSI cũng thực hiện các chuỗi phân tích về ngành, trong đó các môi giới được tham dự các buổi chia sẻ, gặp gỡ trực tiếp DN để hiểu sâu về ngành nghề kinh doanh. Đối với nhà đầu tư, SSI cũng thường xuyên tổ chức các chuỗi đào tạo kiến thức cơ bản, kỹ thuật, từ lý thuyết đến thực tiễn với nội dung tập trung vào những điểm còn yếu, còn thiếu và nhu cầu học hỏi thiết thực của nhà đầu tư. Kết thúc năm 2021, chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán của SSI cũng tăng vọt lên 996 tỷ đồng, tăng 135% so với năm 2020.
Bên cạnh các chương trình tư vấn, đào tạo kiến thức, chính sách giảm, thậm chí miễn phí môi giới cũng được các công ty chứng khoán áp dụng khá phổ biến nhằm thu hút nhà đầu tư mới. Theo đó, chi phí môi giới tại nhiều công ty chứng khoán cũng ghi nhận mức tăng rất mạnh, như VNDirect tăng 193%, lên 890 tỷ đồng; HSC tăng 82%, lên 767 tỷ đồng; TCBS tăng 472%, lên 166 tỷ đồng; Mirae Asset tăng 139%, lên 749 tỷ đồng; MBS tăng 104%, lên 650 tỷ đồng; VCSC tăng 113%, lên 570 tỷ đồng; FPTS tăng 152%, lên 257 tỷ đồng; KIS Việt Nam tăng 166% lên 336 tỷ đồng…
Thị phần không đi cùng lợi nhuận
Hoạt động môi giới là một trong những nguồn thu chính của các công ty chứng khoán, bên cạnh hoạt động tự doanh và lãi cho vay margin. Thị phần môi giới cổ phiếu là một trong những thước đo vị thế của công ty chứng khoán trên thị trường. Chính vì vậy, các công ty chứng khoán luôn nỗ lực mở rộng thị phần trên thị trường.
Tuy nhiên, dù bỏ ra khoản chi phí rất lớn để gia tăng thị phần, song lợi nhuận thu về của các công ty chứng khoán chưa hẳn đã đạt được tương xứng. Theo đó, công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới lại không phải là DN thu được lợi nhuận lớn nhất. Cụ thể, tại VPS – DN nắm vị trí số 1 về thị phần môi giới trong năm 2021, dù doanh thu môi giới năm 2021 đạt tới 3.135 tỷ đồng, tăng 391% so với năm 2020, nhưng chi phí cho nghiệp vụ này cũng tăng mạnh tới 334% nên lợi nhuận từ hoạt động môi giới chỉ còn lại 651 tỷ đồng.
Theo đó, biên lợi nhuận mảng môi giới của VPS chỉ đạt 21%, tức là trong 10 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra tới 7,9 đồng chi phí và chỉ có 2,1 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy VPS đang phải đánh đổi khá nhiều cho việc mở rộng thị phần. Tính chung cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế của VPS đạt 995 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2020. So với Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm, lợi nhuận của VPS chỉ đứng thứ 6.
Trong khi đó, dù đã bị soán ngôi dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu, song SSI vẫn là công ty chứng khoán có lợi nhuận cao nhất từ mảng môi giới với 1.028 tỷ đồng trong năm 2021. Biên lợi nhuận mảng môi giới của SSI đạt tới 41%, gần gấp đôi so với VPS. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 của SSI cũng ghi nhận 3.237 tỷ đồng, tăng 112% so với năm 2020 và đứng vị trí thứ hai toàn ngành.
Ấn tượng hơn cả là TCBS khi biên lợi nhuận mảng này đạt tới 82%, cao nhất trong số các công ty chứng khoán. Nhờ đó, dù chỉ giữ vị trí thứ 5 về thị phần môi giới, song lợi nhuận từ nghiệp vụ này của TCBS lại đạt tới 758 tỷ đồng, chỉ sau SSI. TCBS cũng là công ty chứng khoán đạt tổng lợi nhuận trước thuế cả năm 2021 cao nhất toàn ngành với 3.810 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2020.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK