Phát hành cổ phiếu ESOP: Nhà đầu tư "nhịn", người lao động có "hời"?
Techcombank đều đặn phát hành ESOP nhưng đã 9 năm rồi, cổ đông ngân hàng này không được chia cổ tức. Ảnh: ST |
Mạnh tay chi cho nhân viên
Mới đây, ĐHĐCĐ của ngân hàng Techcombank đã thông qua phương án chào bán 4,76 triệu cổ phiếu TCB cho cán bộ nhân viên, người lao động theo chương trình ESOP với giá 10.000 đồng/cp. Đặc biệt, cổ phiếu phát hành thêm của Techcombank là dạng không hạn chế chuyển nhượng. Nếu phát hành số cổ phiếu này, vốn điều lệ của Techcombank dự kiến tăng từ 35.001 tỷ đồng lên 35.049 tỷ đồng. Số tiền thu về sẽ được bổ sung vốn cho hoạt động của ngân hàng. Đây là năm thứ ba liên tiếp, Techcombank thực hiện phát hành cổ phiếu ESOP. Cụ thể, năm 2018, Techcombank đã phát hành gần 14,7 triệu cổ phiếu ESOP; năm 2019 phát hành hơn 3,5 triệu cổ phiếu ESOP, với giá bán là 10.000 đồng/cp, chiếm 0,1% tổng số cổ phiếu TCB đang lưu hành trên thị trường. Tổng giá trị phát hành hơn 35 tỷ đồng.
Cũng trong lĩnh vực ngân hàng, ĐHĐCĐ VPBank vừa qua cũng đã lên kế hoạch phát hành 17 triệu cổ phiếu ESOP, với giá bán dự kiến là 10.000 đồng/cp từ nguồn cổ phiếu quỹ. Số tiền dự kiến thu về 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, cổ phiếu ESOP của VPBank có điều kiện là số cổ phiếu được mua sẽ bị phong tỏa (hạn chế chuyển nhượng) tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt bán. Theo giải thích của lãnh đạo VPBank, việc phát hành cổ phiếu ESOP nhằm giữ chân nhân tài và ghi nhận đóng góp của các cấp cán bộ nhân viên.
Tương tự, mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cũng đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ 3%/tổng số cổ phiếu đang lưu hành với giá bán nằm trong khoảng thấp nhất 10.000 đồng/cp hoặc 50% giá thị trường, thời gian thực hiện trước 31/3/2021. Công ty Cổ phần Rạng Đông cũng sẽ phát hành 1,8 triệu cổ phiếu ESOP, tỷ lệ phát hành 4,82%, với giá 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 50% trong thời hạn 6 tháng và 50% số lượng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Công ty Cổ phần Nafoods Group năm nay không trả cổ tức, nhưng lại “mạnh tay” phát hành tới 2,2 triệu cổ phiếu ESOP, tương đương 4,99% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành…
Trên thị trường, nhiều DN khác cũng duy trì chính sách phát hành cổ phiếu ESOP như Công ty Chứng khoán SSI (SSI), Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN), Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN), Công ty Cổ phần FPT…
Xung đột lợi ích
Với mức giá thông thường khoảng 10.000 đồng/cp khi phát hành theo hình thức ESOP thì sẽ thấp hơn đáng kể so với thị giá của các DN trên thị trường chứng khoán. Tiêu biểu như thị giá cổ phiếu TCB của Techcombank hiện vào khoảng trên 20.000 đồng/cp, thì cổ phiếu ESOP được phát hành chưa bằng nửa giá. Giá phát hành cổ phiếu ESOP của FPT cũng là 10.000 đồng/cp, thì mới hơn 1/5 thị giá cổ phiếu FPT hiện nay trên thị trường. Cổ phiếu NAF của Nafoods hiện có giá khoảng 24.000 đồng/cp, nên cổ phiếu ESOP của DN này cũng có giá chưa bằng một nửa….
Chính chênh lệch trên đã khiến các nhà đầu tư lo ngại, mức độ ưu đãi của cổ phiếu ESOP sẽ khiến cổ phiếu trên thị trường bị “pha loãng”, kéo tụt mức giá hiện đang niêm yết đi xuống. Không những thế, nhiều cổ đông còn e ngại việc phát hành cổ phiếu ESOP còn khiến dòng tiền của DN chảy vào các “sếp” lớn của DN, không phải nhân viên.
Thực tế cho thấy, các chương trình ESOP của một số ngân hàng thường tập trung vào nhóm cán bộ cấp cao. Như tại VPBank, cuối năm 2019, ngân hàng này công bố toàn bộ 31 triệu cổ phiếu VPB đã được phân phối hết cho 725 nhân viên với giá 10.000 đồng/cp, tỷ lệ chào bán thành công là 100%. Nhưng đáng lưu ý là Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh đã mua vào 16,4 triệu cổ phiếu, chiếm tới 53% lượng chào bán. Sau giao dịch, ông Vinh sở hữu 32,4 triệu cổ phiếu, tương đương 1,28% vốn điều lệ ngân hàng. Trong khi đó, tại Techcombank, việc phát hành cổ phiếu ESOP năm nay lại dành cho nhân viên có thành tích cao của năm 2017, đến năm 2018 mới đánh giá để cấp quyền mua ESOP, nhưng phải đến năm 2020 mới phát hành để những lao động này được mua. Rõ ràng, điều kiện để được hưởng quyền mua cổ phiếu ESOP của ngân hàng này không phải dễ dàng.
Các chuyên gia nhận định, ESOP là một chiến lược không thể thiếu để DN giữ chân người lao động, nhưng dưới góc độ tài chính, việc phát hành cổ phiếu ESOP có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng dài hạn của DN. Bởi ESOP là một loại chi phí, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ phát hành. Hơn nữa, nhiều DN đều đặn phát hành ESOP nhưng lại khiến cổ đông phải “nhịn” cổ tức, dẫn tới xung đột lợi ích giữa DN với nhà đầu tư, cổ đông. Như tại Nafoods, để chuẩn bị nguồn cho đợt phát hành, Nafoods đã phải trích tới 75% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 31/12/2019 và không chia cổ tức. Techcombank cũng khá đều đặn phát hành ESOP nhưng đã 9 năm rồi, cổ đông ngân hàng này không được chia cổ tức.
Tin liên quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đâu là rào cản lớn nhất của người lao động khi làm việc vào giai đoạn cuối năm?
16:56 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK