PGS.TS Đỗ Đức Định: "Việt Nam đang nằm trong bẫy thu nhập trung bình"
Thưa ông, tiêu chí để xác định một nước có nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình là gì?
Tiêu chí quan trọng số 1 là xem xét thể chế, bao gồm thể chế chính trị và thể chế thị trường của quốc gia ấy đã hoàn thiện hay chưa. Thứ hai các nước đã sử dụng tốt lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh hay chưa. Hai vấn đề này gắn chặt với thể chế. Tiêu chí thứ ba là tính chất của tăng trưởng kinh tế cả về chất lẫn lượng. Với một quốc gia, tốc độ tăng trưởng cao là phải trên 6%, tăng trưởng trung bình 3-6%, còn tăng trưởng thấp là dưới 3%. Đi đôi với tăng trưởng về lượng là tăng trưởng về chất. Yếu tố thứ tư để xác định một nước có thể vượt bẫy thu nhập trung bình hay không là tính hội nhập cao. Trong quá trình hội nhập đó, có lĩnh vực giúp một quốc gia thoát bẫy thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp nhưng lại có lĩnh vực "giam hãm" quốc gia đó nằm trong bẫy thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp.
Vậy dựa trên các tiêu chí ấy, Việt Nam đã dính bẫy thu nhập trung bình hay chưa, thưa ông?
Trước hết, vấn đề thể chế. Thể chế là một cái bể nước trong đó con cá được bơi thỏa thích và lớn lên, hay trong đó con cá bị giam trong 4 thành của bể nước nhỏ hẹp. Mỗi ngày ăn một hai hạt thức ăn. Vậy chúng ta đã có thể chế chính trị và thể chế thị trường đầy đủ hay chưa, hay chúng ta mới chỉ thực hiện một số vấn đề liên quan đến sửa đổi cải cách hành chính, sửa đổi cơ cấu...?
Về sử dụng các lợi thế so sánh, chúng ta đã sử dụng tương đối tốt lợi thế so sánh từ khi đổi mới trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ viễn thông... Thế nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có quá nhiều người lại đưa công nghệ lạc hậu nhân danh hiện đại hóa vào Việt Nam. Nhìn chung về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phần chúng ta sử dụng tốt và hiệu quả ít hơn phần sử dụng không tốt và mất hiệu quả.
Giữa tăng trưởng về lượng và chất, chúng ta đã làm tốt tăng trưởng về chất trong việc thực hiện 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỉ do Liên hợp quốc đưa ra. Đây là điều chúng ta làm khá hơn một số nước châu Phi và khu vực. Nhưng cải tạo cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ chúng ta vẫn tiến hành chậm chạp, chủ yếu làm gia công, chưa mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Sau thời kỳ đổi mới, chúng ta đã tăng trưởng cao được 10 năm, còn lại là mức tăng trưởng trung bình. Dùng tốc độ tăng trưởng trung bình để phá bẫy thu nhập trung bình thì rất khó. Bởi muốn phá bẫy thu nhập trung bình thì phải tăng trưởng cao trên 6%.
Dựa trên các yếu tố đó, tôi có thể nói hiện nay chúng ta đang nằm trong bẫy thu nhập trung bình. Trong đó, 2/3 nguyên nhân là do tự ta bẫy ta, 1/3 là do bên ngoài.
PGS.TS Đỗ Đức Định
Cụ thể 2/3 do chủ quan của chúng ta là như thế nào, thưa ông?
Nhiều nước đã xác định được mức thu nhập trung bình nhưng sau đó không phát triển lên được nữa. Một số nước như Hàn Quốc, Singapore phải mất 3-4 thập kỉ để trở thành nước phát triển. Ở châu Á, đa số các nước ASEAN nằm trong nước thu nhập trung bình hoặc thấp. Ấn Độ, Pakistan cũng chưa thoát được khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Trước hết thể chế của chúng ta vẫn chưa được hoàn thiện và đó là cái bẫy lớn nhất chúng ta đã tự tạo ra. Thứ hai, là chúng ta sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh rất ít, sử dụng không hiệu quả lại rất nhiều. Thứ ba, chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu mới chỉ chuyển một chút sang lắp ráp, không phát triển đáng kể công nghiệp và dịch vụ. Thứ tư, trong hội nhập quốc tế, phần tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế lại khá yếu, trong khi phần đưa chúng ta vào bẫy nợ nần lại rất nhanh. Khi chúng ta vay nợ quá nhiều, đến lúc nào đó nợ to đến mức không trả được thì khó khăn. Không phải một nước mà hàng chục nước châu Phi đã rơi vào tình trạng nước nghèo nặng nợ. Tất cả các nước đó đều không thể phát triển được thời gian dài và xin các nước giảm nợ, hoãn nợ, tiến tới xóa nợ. Nhưng Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình nên không thể xin xóa nợ, không Quốc hội nước nào đồng ý xóa nợ cho một nước thu nhập trung bình, trừ trường hợp ta tụt xuống nước thu nhập thấp.
Liệu có nguy cơ ấy hay không, thưa ông?
Cũng không loại trừ nếu nước ta tiếp tục không làm tốt các vấn đề cho phát triển đất nước, nếu chúng ta chỉ mơ tưởng đến những gì quá to lớn mà không thấy được những thứ rất cần thiết cho xã hội dưới mặt đất.
Như ông nói lúc đầu, bẫy thu nhập trung bình không phải ngoại lệ với quốc gia nào mà là vấn đề phổ biến?
Theo Mác - Lê nin, các nước phát triển không đều nhau. Thực tế với hơn 100 nước trên thế giới, những nước thoát bẫy thu nhập trung bình luôn chiếm số ít, chỉ 1/5 số nước lọt vào Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) - một diễn đàn dành cho chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới. Nhìn chung, chỉ những nước có ý chí vươn lên, phấn đấu hết mình mới thoát ra được bẫy thu nhập trung bình. Những nước nào huyễn hoặc về nền kinh tế rất dễ rơi vào bẫy. Việc đặt ra các tiêu chí phấn đấu cần thực tế, tùy theo khả năng của đất nước để phấn đấu, không nên đặt ra các mục tiêu quá cao, ngoài tầm của đất nước.
Vậy điều quan trọng nhất để một quốc gia như Việt Nam vượt lên mức thu nhập trung bình, trở thành nước thu nhập cao là gì, thưa ông?
Như trên tôi đã nói, có 4 "cái khóa" đang khống chế nền kinh tế Việt Nam ở mức thu nhập trung bình và Việt Nam cần phải thoát ra được. Đó là cần xây dựng thể chế cởi mở. Khi đã có được một thể chế năng động, chúng ta sẽ sử dụng tốt hơn lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của đất nước để phục vụ tích cực cho quá trình tăng trưởng kinh tế cả mặt chất lẫn mặt lượng. Bên cạnh đó, Việt Nam cần giải quyết tốt hơn nữa các vấn đề an sinh xã hội. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là trong quá trình hội nhập quốc tế, đã đến lúc Việt Nam nên hạn chế sử dụng tiền vay để phát triển kinh tế, cần tăng cường hoạt động ngoại thương và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, chúng ta không nên quá chú trọng đến dòng vốn vay ODA nữa, bởi vì đó có thể là "vòng kim cô" đưa đất nước rơi vào tình trạng khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
Lương Bằng (thực hiện)
Tin liên quan
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK