Những nguyên nhân khiến cho trường đại học chưa thể tự chủ
Tự chủ đại học vẫn còn gặp khó khăn. Ảnh internet. |
Tại Hội thảo "Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cho các thập niên đầu của thế kỷ XXI" do Hiệp hội các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức, Thạc sĩ Nguyễn Thị Liên (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) phân tích 5 nguyên nhân xuất phát từ phía các trường khiến trường đại học chưa thể tự chủ được.
Thứ nhất, quyền tự chủ về tổ chức, quản lý, nhân sự vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải được hoàn thiện tiếp. Đơn cử, việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên của các trường vẫn phải tính theo hệ số lương cơ bản do Nhà nước quy định, trừ Đại học Quốc gia là tự quyết định, gây khó khăn cho các trường trong việc nâng cao thu nhập cho người lao động và thu hút giảng viên, nhà khoa học giỏi về làm việc cho trường.
Thứ hai, chưa thống nhất trong quan niệm khi tự chủ đại học được tiếp cận từ góc độ tài chính đối với cơ quan nhà nước. Trong khi các trường cho rằng, tự chủ là bản chất, thuộc tính và là quyền tất yếu được hưởng. Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của trường nào cũng thiếu và yếu.
Thứ tư, sự thiếu sẵn sàng của các trường thể hiện rõ ở kỳ thi tuyển sinh đại học hai năm gần đây, chỉ 62 trường trong số gần 500 trường đại học, cao đẳng hưởng ứng đề nghị tổ chức tuyển sinh riêng và chủ yếu là tuyển sinh riêng cho một số ngành đặc thù, còn vẫn dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Thứ năm, quyền tự chủ một mặt đảm bảo cho trường đại học được tự quyết định các vấn đề của mình nhưng cũng đề cao trách nhiệm giải trình đối với xã hội.
Tự chủ đại học: Những rào cản cần tháo gỡ (HQ Online)- Xây dựng cơ chế cho phép cơ sở đào tạo được tự chủ quyết định mức thu học phí tương xứng với chất lượng ... |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học là bước chuyển biến có tính lịch sử (HQ Online)- Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đến năm 2014 nước ta có 23 trường đại học tự chủ theo Nghị định 77/NQ-CP về ... |
Tự chủ đại học: Quá nhiều luật tác động nhưng thiếu quy định rõ ràng (HQ Online)- Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm tự chủ đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ... |
Phân tích nguyên nhân khiến cho các trường đại học chậm trễ tự chủ, ông Dương Trường Phúc (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng, ngoại trừ một số trường thuộc Đại học Quốc gia, tất cả các trường đại học công lập vẫn được quản lý theo cơ chế quản lý của thời kỳ bao cấp. Các trường đại học công lập chịu sự xét duyệt từ số lượng tuyển sinh, chương trình đào tạo (chương trình khung), ngân sách tài chính cho đến thù lao cho giảng viên, bổ nhiệm chức danh.
Theo ông Phúc, cơ chế quản lý của nhà nước hiện nay đối với các trường đại học công lập làm cho các trường có nguy cơ mất vị thế. Vì nguồn lực hạn chế nên các trường không đảm bảo được chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, thiếu sự hấp dẫn thu hút nhân tài, nhà khoa học có trình độ, kinh nghiệm “chảy máu chất xám” và các nguồn đầu tư từ xã hội, hệ lụy là thiếu sự cạnh tranh mất khả năng phát triển bền vững.
Đối với các trường đại học tư thục,dân lập và các trường đại học quốc tế hay liên kết quốc tế, việc kiểm soát của nhà nước là khá thông thoáng. Các trường đại học không phải công lập được hưởng một số cơ chế riêng và tuân theo quy chế thị trừng mặc dù hiện nay chúng ta vẫn chưa công nhận một thị trường “đào tạo”.
Với những sự khác biệt trong cách quản lý này (quản lý bao cấp, định hướng giám sát, khống chế đối với các trường công lập trong khi các trường ngoài công lập có cơ chế quản lý riêng) tạo ra sự thiếu nhất quán trong toàn hệ thống, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các trường đại học, làm cho cả các trường công lập và ngoài công lập đều không hài lòng. Nhìn dưới góc độ toàn hệ thống, có thể nhận thấy cơ chế quản lý hiện thời đã không còn phù hợp với một hệ thống giáo dục ĐH phát triển nhanh, đa dạng và phức tạp như lúc này.
Tin liên quan
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trên 81% sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có việc làm đúng chuyên ngành
08:25 | 26/07/2024 Tài chính
Trường đại học thứ ba của Việt Nam đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục của FIBAA
15:20 | 20/03/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
00:10 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
23:50 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
15:37 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
09:00 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Gia tăng xuất khẩu nhờ đầu tư hạ tầng kết nối với cửa khẩu thông minh
07:41 | 12/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Còn tình trạng kinh doanh, sản phẩm mỹ phẩm là hàng xách tay, hàng giả, không rõ nguồn gốc
20:18 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đồng chí Nguyễn Đức Trung được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
18:48 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thống đốc NHNN: Kiên định kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị Việt Nam đồng
14:35 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở Mỹ Latinh
09:30 | 11/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Hải quan hưởng ứng Chương trình "xóa nhà tạm, nhà dột nát" và đồng hành "Cùng học sinh biên giới đến trường"
22:52 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Chile
08:16 | 10/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố 6 bị can trong vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC
19:07 | 09/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan