Những mảng "sáng", "tối" của doanh nghiệp sau đợt dịch lần hai
![]() |
Các DN cần tính toán chiến lược để vượt qua khó khăn. Ảnh: ST |
Thua lỗ trong dự báo
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng 2020, số lượng DN thành lập mới giảm, nhưng số lượng DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới gần 34,3 nghìn DN, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước; 24,2 nghìn DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 5,9%; 10,4 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 1,9%. Các DN hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo... Cùng với đó, trong 8 tháng, trên cả nước còn có 30,6 nghìn DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước.
Còn theo kết quả khảo sát lần thứ ba của của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng), tác động của làn sóng đại dịch thứ hai này tới DN đặc biệt lớn: 20% DN được hỏi đã tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu – chi trong đó 54% DN cho biết dòng tiền vào chỉ đáp ứng được 50% chi phí; 2% DN đã giải thể; chỉ 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng.
Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM ước tính khoảng 20% DN thành viên phải tạm ngừng một phần hoạt động kinh danh. Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) ước khoảng 20% DN thanh viên (khoảng 1.600 DN) tạm dừng hoạt động và 10% DN giải thể. Còn theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, số DN có kết quả kinh doanh thua lỗ là 74/343 DN, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước với tổng giá trị lỗ 6 tháng đầu năm 2020 là 711,9 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2019. 6/11 ngành có tổng lỗ 6 tháng đầu năm 2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, các ngành có kết quả kinh doanh lỗ nhiều nhất là ngành bất động sản với tổng giá trị lỗ từ 27,5 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2019 lên 121,3 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2020 (tăng tương đương 341%), ngành khai khoáng và dầu khí với tổng giá trị lỗ tăng 225%, ngành vận tải kho bãi tăng 214%....
“Thủ phạm” chính gây ra những con số lỗ cho DN thời gian qua, các chuyên gia và doanh nhân đều chung nhận định là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tiêu biểu như trong ngành vận tải, Công ty Cổ phần Ánh dương Việt Nam (Vinasun) đang phải chịu một kỳ kinh doanh đầy biến động, khi doanh thu thuần hợp nhất quý 2 giảm tới 70%, chỉ đạt 156 tỷ đồng, khiến lỗ sau thuế hơn 111 tỷ đồng – mức lỗ kỷ lục theo quý trong suốt nhiều năm hoạt động của DN. Theo giải trình của lãnh đạo một trong những hãng taxi lớn nhất Việt Nam này, lợi nhuận sau thuế quý 2 giảm tới 486% so với cùng kỳ năm trước là do bị ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19. Tình hình này đã khiến Vinasun phải cắt giảm rất mạnh nhân sự trong nửa đầu năm, thậm chí kế hoạch cả năm 2020 cũng được DN này dự báo con số lỗ lên tới 115 tỷ đồng, trong khi năm 2019 tổng lợi nhuận sau thuế đạt 108,7 tỷ đồng.
Tương tự, trong ngành chế biến, chế tạo, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) trong quý 2 đã tiếp tục lỗ gần 44 tỷ đồng, thấp hơn mức lỗ của cùng kỳ 2019 là 68 tỷ đồng. Theo lý giải của lãnh đạo Vinafood 2, nguyên nhân thua lỗ là do chính sách nhập khẩu gạo của các nước có nhiều thay đổi theo khuynh hướng tự do hoá thương mại, gia tăng rào cản để bảo hộ sản xuất, cạnh tranh gay gắt. Các DN ngành khai khoáng cũng đồng cảnh ngộ, đơn cử, Công ty Cổ phần Than Núi Béo (Vinacomin) báo lỗ ròng hơn 140 tỷ đồng – cao nhất trong lịch sử hoạt động, do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến lao động bị thiếu hụt, công tác bố trí sản xuất gặp khó khăn, sản lượng thấp không đạt kế hoạch.
Nhìn về con đường "sáng"
Dù con số lỗ không nhỏ, nhưng việc kinh doanh thua lỗ trong thời điểm hiện nay không phải là điều ngạc nhiên hay không dự báo được. Tương tự Vinasun, nhiều DN cũng đã tự dự báo được con số lỗ cho cả năm 2020 chỉ một thời gian sau khi dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự kiến sản lượng và doanh thu hợp nhất năm nay giảm 23% so với năm 2019, dẫn tới lỗ nặng lên tới 1.400 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Du lịch và tiếp thị GTVT Việt Nam - Vietravel dự kiến năm 2020 sẽ lỗ khoảng 22 tỷ đồng sau nhiều năm liền liên tục có lãi…
Theo ý kiến của nhiều DN và hiệp hội, các DN tồn tại đến thời điểm này đã là một nỗ lực cực kỳ lớn, vừa duy trì hoạt động, vừa giúp đảm bảo an sinh xã hội. Hơn nữa, dù số lượng DN thua lỗ không ít, nhưng điều đáng mừng là nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, nhiều DN ngành ngân hàng, công nghệ, thực phẩm… vẫn “hồ hởi” báo lãi cả nghìn tỷ đồng, các DN và cả nhà đầu tư vẫn còn niềm tin rất lớn vào đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam. Minh chứng là trên thị trường chứng khoán, VN Index những ngày gần đây đã vọt tăng lên mức trên 900 điểm, cổ phiếu của nhiều DN vẫn tăng trưởng đều đặn, vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường.
Vì thế, nhìn vào số lượng DN giải thể, tạm ngừng hoạt động có thể thấy “bức tranh” màu xám, nhưng khi nhìn sang con số DN quay trở lại hoạt động thì thấy vùng “ánh sáng” đang rộng. Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng qua, có 32,6 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 27,9% so với 8 tháng năm 2019, nâng tổng số DN thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 8 tháng lên 121,3 nghìn DN, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, nghĩa là trung bình mỗi tháng có gần 15,2 nghìn DN thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Nhận xét về tình hình nêu trên, chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành cho rằng, DN Việt Nam không phó mặc “số phận”, mà nhiều DN đã vượt khó, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo, dù chưa đủ do sức của DN, nhất là DN nhỏ và vừa có hạn. Vì thế, bên cạnh các hoạt động trợ giúp từ cơ quan chức năng, các DN cần tiếp tục xác định “trong nguy có cơ”, tiếp tục tinh thần quyết liệt, khẩn trương để “tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại” trong một thế giới đổi thay.
Tin liên quan

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
09:48 | 12/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá
13:44 | 12/05/2025 Hải quan

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp giấy và bao bì tăng tốc “xanh hóa”
15:44 | 08/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

4 lý do tạo "bùng nổ" đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
20:43 | 07/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thanh tra nhằm ổn định thị trường vàng
13:30 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

TP.HCM: Lãi suất giảm, vốn huy động vẫn tăng mạnh
09:44 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường bán lẻ Hà Nội kỳ vọng bùng nổ với các dự án quy mô lớn
07:41 | 07/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số

Hoàn tự động 870 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá

Kết quả giải ngân chi thường xuyên 4 tháng đầu năm của ngành Thuế

Lưu ý khi xuất khẩu cám gạo và cám gạo chiết ly sang thị thường Trung Quốc

Chủ động phương án tiêu thụ và xuất khẩu vải thiều

Cơ hội nào trước chính sách thuế quan của Mỹ

Hà Tĩnh cần hơn 14.000 tỷ đồng phát triển cảng biển

Mở rộng thị trường xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang Trung Quốc

Xuất khẩu sầu riêng nguy cơ tụt dốc

Sau cưỡng chế, doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh nộp hơn 31 tỷ đồng thuế

Lạng Sơn quyết ngăn chặn mối nguy từ hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Tiêu huỷ gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc xuất xứ

Triệt phá cơ sở mỹ phẩm giả đã bán hơn 100 nghìn đơn hàng trên Shopee, Tiktok

Lạng Sơn phát hiện, thu giữ số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Công khai 848 trường hợp nợ thuế trên 1.285 tỷ đồng

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất

Tăng thuế thuốc lá giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng

Hà Nội: Giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết các thủ tục hành chính

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu

Áp thuế với đồ uống có đường là giải pháp “cùng thắng”
