Đại dịch gây khó - Doanh nghiệp “ló khôn” - Bài 4: Hỗ trợ chống dịch, tranh thủ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh
Dù khó khăn nhưng các doanh nghiệp y tế vẫn làm tốt trách nhiệm với cộng đồng. Ảnh: ST |
Tận dụng cơ hội
Báo cáo của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang cho thấy, doanh thu quý 2/2020 đạt 88,6% so với kế hoạch; giá trị sản xuất dược phẩm 6 tháng đầu năm đạt 2.465 tỷ đồng, tăng 82 tỷ đồng (3,4%) so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 52,6% so với kế hoạch năm 2020.
Trong đó, hàng trong nước đạt 100,4% so với kế hoạch, tăng trưởng 101% so với cùng kỳ năm 2019 giá trị sản xuất dược phẩm quý 2 đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 227 tỷ đồng (19,1%) so với cùng kỳ 2019.
Bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương: Tăng tốc sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường về xét nghiệm Covid-19 Khi Việt Nam căng thẳng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở giai đoạn trước, ngoài nhiều chương trình ủng hộ, hỗ trợ các bệnh viện, đơn vị ở tuyến đầu chống dịch về trang thiết bị, thuốc men chống dịch, DN đã đồng hành với các nhà khoa học nghiên cứu lâm sàng, sản xuất thành công trên quy mô công nghiệp hai bộ kit test Covid-19 là One-step RT-PCR Covid-19 kit Thai Duong và RT-LAMP Covid-19 Kit Thai Duong phục vụ công tác chống dịch. Bộ sinh phẩm này có ưu điểm nổi bật là giảm thời gian trả lời kết quả 4 giờ (bao gồm 1 giờ 30 phút cho giai đoạn trước PCR và 2 giờ 30 phút cho PCR và phân tích kết quả); độ đặc hiệu phân tích 100%; độ chính xác cao 100%. Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh giai đoạn này, DN sẽ tăng cường năng lực sản phẩm và đưa ra thị trường các sản phẩm chất lượng nhằm góp phần ngăn chặn dịch Covid-19 tại Đà Nẵng. Đặc biệt, thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, ngày 3/8, DN đã trao tặng Bộ Y tế 50.000 test thử phát hiện RNA của virut SARS-CoV-2 (One-step RT-PCR COVID-19 Kit Thái Dương, Multiplex-3 target genes, Version 1.0), trị giá 20 tỷ đồng. Ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế: Nghiên cứu sản xuất vắc xin Covid-19 giúp tăng tính chủ động cho Việt Nam Sau một thời gian nghiên cứu vắc xin Covid-19 DN đã bước sang giai đoạn đưa vắc xin thử nghiệm trên động vật để xem tính đáp ứng của chủng virus đó trên động vật ra sao. Kết quả sơ bộ đã có đáp ứng miễn dịch trên động vật. Đáp ứng đó tương đương với chủng virus hoang dại Việt Nam phân lập được. Bước tiếp theo sau này, khi DN có được vắc xin đáp ứng trên động vật sẽ tiến hành sản xuất để có được các mẫu thử nghiệm lâm sàng trên người. Để cho ra đời vắc xin hoàn chỉnh cần 9-12 tháng nữa nhưng DN đang nỗ lực để rút ngắn thời gian này. Dù vậy, so với mức trung bình 10 năm của 1 vắc xin bình thường, thời gian 18- 24 tháng để phát triển được một vắc xin đã là “thần tốc”. Dự án lần này không chỉ dừng lại ở việc cho ra đời loại vắc xin mà cả thế giới đang trông đợi, mục tiêu lớn hơn là giúp tăng tính chủ động về vắc xin cho Việt Nam, nhất là các vắc xin đại dịch. Nếu trong tương lai xuất hiện thêm chủng coronavirus mới gây đại dịch ở người, với công nghệ sẵn có trong tay, chỉ cần “lắp ráp” phần gen của chủng virus mới vào là rất nhanh sẽ cho ra đời loại vắc xin mới. |
Nói về việc tận dụng "thời cơ" trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ông Đoàn Đình Duy Khương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang cho biết, DN đã tổ chức chặt chẽ hệ thống phân phối và kết nối với khách hàng tốt. Tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của Công ty. Bên cạnh đó, DN cũng triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết kiệm chi phí.
Một DN khác cũng có sự bứt phá nhanh trong bối cảnh khó khăn của dịch đó là hệ thống bán lẻ dược phẩm Long Châu của Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail- FRT). Theo thông tin từ phía DN, dự kiến trong năm nay DN sẽ mở rộng chuỗi lên 220 cửa hàng và gia tăng độ phủ sóng ra toàn quốc.
Theo ý kiến của ông Hoàng Trung Kiên, Tổng giám đốc FPT Retail sở dĩ DN tăng trưởng được trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành là do DN đã tập trung đẩy mạnh bán hàng online, chú trọng đến việc tăng doanh thu của hệ thống cửa hàng bằng việc đưa vào các sản phẩm mới theo hình thức shop-in-shop để nâng cao hiệu quả doanh thu trên cửa hàng.
Bên cạnh đó, FRT cũng tối ưu hóa chi phí hoạt động tại cửa hàng bằng cách tăng năng suất lao động và ứng dụng công nghệ mới. Đồng thời, DN đã tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng bán hàng và phong cách phục vụ khách hàng của toàn bộ nhân viên... Dự kiến trong năm 2020, doanh thu của Pharmacity sẽ tăng hơn 230% so với năm 2019.
Dù phải nỗ lực hết sức trong gian khó giữ đà tăng trưởng nhưng các DN y tế vẫn không lơ là trách nhiệm với cộng đồng. Câu chuyện Tập đoàn Vingroup quyết định đầu tư công nghệ, kinh phí sản xuất máy thở phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân nặng hay giúp sức cho Công ty TNHH Một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế nghiên cứu sản xuất vắc xin Covid-19 “Made in Việt Nam” là một minh chứng rõ nét nhất cho trách nhiệm xã hội của nhiều DN khi đất nước bị dịch giã hoành hành. Với nỗ lực và quyết tâm, tiến độ sản xuất máy thở của Vingroup phải nói là trong trạng thái “thần tốc”. Cụ thể, từ khi có công bố kế hoạch sản xuất tới khi chuyển giao sản phẩm để thử nghiệm chỉ trong vòng có 4 tuần.
Tiến ra biển lớn
Dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, do vậy nhu cầu mua khẩu trang y tế, các loại thuốc và sản phẩm chữa bệnh còn cao. Đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu khẩu trang y tế của các nước như Mỹ, Tây Ban Nha, Canada, Nga… rất lớn. Do vậy, đây là “thời điểm vàng” để các DN dược phẩm đẩy mạnh sản xuất, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Nếu các sản phẩm được các nước đánh giá tốt, sẽ là cơ hội để các DN Việt Nam mở rộng thị trường.
Thống kê cho thấy, hiện thị trường Mỹ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 500 triệu khẩu trang N95, 200 triệu khẩu trang các loại, 1.000 máy trợ thở, 1 tỷ găng tay, 100 triệu bộ áo choàng y tế, 50 triệu bộ áo bảo hộ phòng dịch... từ Việt Nam.
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, từ giữa tháng 2 đến nay, Tổng công ty Cổ phần Y tế DANAMECO phải tăng ca để sản xuất khẩu trang y tế. Mới đây, DN này đầu tư thêm 6 dây chuyền sản xuất khẩu trang do nhu cầu cấp bách về trang thiết bị vật tư y tế phòng chống dịch.
Thừa nhận những khó khăn khách quan gây ra bởi dịch Covid-19 song ông Lưu Hải Minh, Tổng giám đốc OIC Nano Technology cho rằng, trong cái khó các DN lại nỗ lực tìm đường đi cho riêng mình.
Cụ thể, OIC Nano Technology đã chuyên môn hóa các công đoạn sản xuất và phân phối. Theo đó, DN chỉ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, sản xuất sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu khắt khe về kiểm nghiệm của các cơ quan quản lý nhà nước còn về khâu phân phối sẽ thuê những DN, tổ chức độc lập thực hiện. Mỗi một DN hợp tác với OIC chỉ chịu trách nhiệm phân phối một vài sản phẩm chủ lực.
“Trước kia chúng tôi ôm đồm nhiều việc song thời gian giãn cách do dịch khi ngồi lại đánh giá, tìm hướng phát triển chúng tôi đã tìm ra giải pháp này và đến nay sau một thời gian ngắn thực hiện, hiệu quả khá rõ nét khi các sản phẩm của OIC bán ra thị trường tăng khoảng 20% so với thời điểm trước dịch Covid-19”, ông Lưu Hải Minh nói.
Cũng theo Tổng giám đốc OIC Nano Technology, từ trước tới nay các DN thường có suy nghĩ sẽ nhập bản quyền sản xuất từ các DN nước ngoài về Việt Nam song OIC lại đang làm ngược lại quy trình đó. DN này đã tìm được đường để đưa công nghệ, bản quyền do chính mình sáng chế tới các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu thông qua một DN trung gian của Singapore. “Với mục tiêu như vậy chúng tôi kỳ vọng các sản phẩm công nghệ của Việt Nam sẽ có chỗ đứng ở các thị trường khó tính nhất”, ông Minh cho biết.
Với FPT Retail, trong kế hoạch phát triển dài hạn thời gian tới, DN sẽ phát triển mảng dược phẩm một cách quy hoạch và kiểm soát bài bản giống như việc vận hành hệ thống bán lẻ sản phẩm kỹ thuật số của công ty. "DN sẽ tập trung xây dựng mảng hậu cần logistic, tăng số lượng nhà thuốc, phát triển đội ngũ nhân sự có trình độ quản lý và chuyên môn để tăng hiệu quả hoạt động", ông Kiên nêu.
Về phía Pharmacity, để đáp ứng mục tiêu tăng nhanh các chuỗi bán lẻ ra thị trường, từ giữa tháng 3/2020 Pharmacity đã tìm hiểu các đối tác về chuỗi cung ứng hàng đầu tại Việt Nam và quyết định hợp tác với Công ty DH Logistic Property Việt Nam thuộc Tập đoàn Daiwa House (DHLP). Với hệ thống kho bãi chuyên nghiệp tại Khu công nghiệp (KCN) Lộc An - Bình Sơn, xã Long An, huyện Long Thành, Đồng Nai, DHLP đã được lựa chọn là đối tác chiến lược của Pharmacity, nhằm cung cấp cơ sở hậu cần cho hệ thống dược phẩm này.
Theo ông Chris Blank, Tổng giám đốc Pharmacity, Trung tâm phân phối mới của Pharmacity tại KCN Lộc An - Bình Sơn sẽ đáp ứng được về số lượng và điều kiện bảo quản cho các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và các mặt hàng tiêu dùng nhanh của DN.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK